Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) khẳng định, việc bãi bỏ Thông tư 23 không có nghĩa là các cơ sở giáo dục đại học không còn hay không được triển khai các “chương trình chất lượng cao”.
Ngày 15.6.2023, Bộ GDĐT ban hành Thông tư 11/2023/TT-BGDĐT (Thông tư 11) về việc bãi bỏ Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT ngày 18.7.2014 (Thông tư 23) quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ đại học.
Các khóa đã tuyển sinh trước ngày 1.12.2023 (là ngày Thông tư 11 có hiệu lực) được tiếp tục thực hiện việc tổ chức đào tạo cho đến hết khóa học theo các quy định tại Thông tư 23.
Theo Bộ GDĐT, việc bãi bỏ Thông tư số 23 là cần thiết và phù hợp với quy định của Luật Giáo dục đại học 2018.
Khoản 6 Điều 65 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định: “Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định tiêu chí xác định chương trình đào tạo chất lượng cao; có trách nhiệm quản lý, giám sát mức thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo”.
Tuy nhiên, theo quy định của Luật Giáo dục đại học 2018, khái niệm chương trình đào tạo chất lượng cao đã không còn tồn tại, việc phát triển các loại chương trình đào tạo khác nhau thuộc quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, đảm bảo tuân thủ các quy định về chuẩn chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22.6.2021 của Bộ GDĐT.
Bộ GDĐT cho biết, bộ khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo có các yêu cầu về chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra cao hơn so với chuẩn do Bộ GDĐT quy định.
Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm công khai, minh bạch thông tin đối với các chương trình đào tạo do trường cung cấp, cam kết với người học về tuyên bố chất lượng đầu ra của các chương trình đào tạo này, đồng thời thực hiện trách nhiệm giải trình đối với các bên liên quan cũng như toàn xã hội.
Bộ GDĐT khẳng định: "Việc bãi bỏ Thông tư 23 không có nghĩa là các cơ sở giáo dục đại học không còn hay không được triển khai các “chương trình chất lượng cao”. Điều này cũng không ảnh hưởng tới việc tuyển sinh và đào tạo các chương trình đào tạo khác nhau của các cơ sở giáo dục đại học.
Các cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ trong việc xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo, nhưng dù với tên gọi là gì cũng cần đảm bảo tuân thủ các quy định về chuẩn chương trình đào tạo, về việc đảm bảo chất lượng từ đầu vào, các điều kiện dạy và học, quá trình đào tạo cho đến đầu ra, cũng như các các quy định khác liên quan đến đào tạo.
Về học phí, các cơ sở giáo dục đại học xác định và thực hiện theo các quy định của Chính phủ tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27.8.2021.
Lực lượng Mỹ triển khai tại Iraq và Syria tiếp tục bị tấn công bằng UAV và rocket, sau khi hứng chịu nhiều đợt tập kích vài tuần qua.
Trừ tiếng Anh, tất cả lớp 10 của trường THPT chuyên Ngoại ngữ (CNN) đều tăng chỉ tiêu năm nay, trong đó ba lớp tiếng Trung, Đức, Nhật tăng gần gấp đôi.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm ký quyết định truy thăng bậc hàm cho thiếu tá công an Cà Mau hy sinh khi làm nhiệm vụ.
Lực lượng Houthi tuyên bố bắn hạ UAV MQ-9 của Mỹ hoạt động ngoài khơi Yemen, cáo buộc nó làm nhiệm vụ do thám và hỗ trợ Israel.
TPHCM - Chọn trường học lớp 10 THPT không chỉ đơn thuần là việc chọn trường có khả năng đậu, mà phụ huynh, học sinh còn phải quan tâm đến...
Theo thống kê sơ bộ trên cơ sở dữ liệu ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên , tăng thêm...
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết có 61 người Việt trong gần 200 công dân nước ngoài được giải cứu từ các sòng bạc lừa đảo ở phía bắc Myanmar.
HUẾ - Ngày 20.1, rất nhiều người dân, đồng đội, người thân đã đến đưa tiễn Trung tá Trần Duy Hùng - người dũng cảm hi sinh khi làm nhiệm...
Hà Nam - Nhiều phụ huynh bức xúc khi phát hiện nhiều điểm số không minh bạch trong kỳ thi kiểm tra, đánh giá năng lực đầu vào lớp 6...