TPO - Chị Nguyễn Thị Quyên và chồng ở thôn Đồng Đông, xã Đại Đồng Thành, thị xã Thuận Thành (Bắc Ninh) đã cải tạo vùng đất lò gạch cũ thành trang trại nuôi lợn cho doanh thu hàng chục tỷ đồng/năm.
Sau nhiều lần hẹn, chúng tôi mới có thể gặp chị Nguyễn Thị Quyên, bởi chị luôn bận rộn với công việc và trao đổi kinh nghiệm với các đoàn khách đến học hỏi cách làm trang trại. Ở tuổi 51, chị Quyên vẫn còn nhanh nhẹ và luôn giàu tâm huyết với nghiệp làm trang trại. Thăm cơ ngơi bạc tỷ của chị, không ai dám nghĩ ngày trước, trang trại của chị là vùng đất thùng vũng.
Tạm nghỉ tay, chị Quyên trải lòng, ngày trước, chị cũng chỉ làm vài sào ruộng. Có những năm khó khăn, hai vợ chồng chị làm ruộng còn không đủ ăn. Khi địa phương có chủ trương chuyển đổi vùng đất làm lò gạch, chị và chồng đã nhìn ra được cơ hội để “lột xác” kinh tế gia đình.
“Vợ chồng tôi bàn nhau đấu thầu vùng đất lò gạch cũ ven đê để làm kinh tế. Biết ý định của chúng tôi, anh em trong nhà, rồi họ hàng bảo chúng tôi hâm, bởi vùng đất ấy toàn thùng vũng thì làm được gì. Có người thân từng làm lò gạch ở đấy còn nặng lời can ngăn rằng, vợ chồng tôi ra đó, đất đẹp người ta đã lấy hết, chỉ còn rỉ than đốt lò, kiếm gì ra ăn”, chị Quyên tâm sự.
Chị Nguyễn Thị Quyên (bên phải) cải tạo vùng đất lò gạch thành trang trại tiên tỷ. |
Nhìn vào vùng đất lò gạch cũ đó, nhiều người ái ngại, còn vợ chồng chị lại hồ hởi. Năm 2014, chị Quyên và chồng đấu thầu được 8ha đất lò gạch cũ. Vợ chồng chị bắt tay vào xây dựng trang trại chăn nuôi lợn. Những ngày đầu đầy khó khăn, vất vả, suốt một năm trời, chị và chồng hì hục múc đất ỏ các hố để đắp thành mặt bằng xây dựng chuồng trại.
Nhớ lại những ngày tháng đầu tiên đi vào nghiệp làm trang trại, chị Quyên chia sẻ, ngày ấy, chị và chồng rất đam mê với công việc, làm cả ngày cả tối với mong muốn sớm hoàn thành tâm nguyện làm kinh tế trang trại. Sau một năm, hình hài trang trại nuôi lợn của vợ chồng chị dần trở thành hiện thực.
Ngày đầu vốn ít, lại chưa có nhiều kiến thức về chăn nuôi nên chị Quyên chỉ nuôi với quy mô khoảng 350 con lợn thịt. Vừa làm, chị vừa rút kinh nghiệm, chị dần mở rộng quy mô. Có bao nhiêu tiền lãi từ bán lợn, chị lại tiếp tục mở rộng trang trại để tăng số lượng lợn nuôi.
Chia sẻ những kỉ niệm đáng nhớ về chăn nuôi lợn, chị Quyên bảo, có lúc vợ chồng chị cũng làm “liều”. Đó là thời điểm dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện mấy năm về trước. Lúc ấy, chị mới xây xong dãy chuồng trại mới có thể nuôi được 1.700 con lợn thịt. Đúng lúc đó có dịch tả lợn Châu Phi khiến nhiều người chăn nuôi chùn bước, chị lại quyết định vào đàn với số lượng lớn.
Trang trại nuôi lợn của chị Quyên. |
“Thời điểm đó, tôi nghĩ chuồng trại mới xây xong nên có thể tránh được rủi ro về dịch, thêm vào đó giá con giống lại rẻ. Bởi vậy, tôi quyết định vào đàn với số lượng khoảng 900 con”, chị Quyên chia sẻ.
Lứa lợn đó, chị Quyên thành công, lợn không bị dịch. Lúc lợn được bán lại gặp giá cao nên chị bội thu. Bán lứa lợn đó, chị lãi vài tỷ đồng. Có thêm vốn, chị lại đầu tư vào trang trại, xây thêm chuồng nuôi lợn. Đến nay, trang trại của chị có thể nuôi được 3.500 con lợn thương phẩm.
Chị Quyên nhẩm tính, mỗi lứa lợn, chị nuôi khoảng 3.500 con, đến khi xuất chuồng, chi đạt doanh thu khoảng 30 tỷ đồng. Trừ chi phí, chi thu lãi hơn 1 tỷ đồng. Trang trại của chị còn giải quyết việc làm cho 10 – 15 lao động địa phương.
Chị Quyên cho biết thêm, chị không xác định mở rộng thêm quy mô trang trại mà tập trung vào phòng ngừa dịch bệnh để giảm rủi ro. Theo đó, chị phòng dịch cho lợn từ xa, con giống được nhập từ những nơi có nguồn gốc rõ ràng và an toàn, công nhân ăn tại trang trại để tránh mang nguồn lây dịch bệnh từ bên ngoài, kiểm soát chặt người đến làm việc, tránh tiếp xúc với chuồng trại.
“Làm trang trại nuôi lợn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là dịch bệnh và giá cả lên xuống thất thường, bởi vậy, người chăn nuôi phải có đam mê, kiến thức và sự kiên trì”, chị Quyên chia sẻ.
Ông Đào Duy Hữu - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh đánh giá, chị Quyên là một nông dân tiêu biểu, năng động, dám nghĩ dám làm. Mô hình của chị Quyên lan tỏa tới đông đảo hội viên, nông dân trong tỉnh giúp thúc đẩy phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; đồng thời góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới.
Năm 2022, chị Nguyễn Thị Quyên được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh. Năm 2023, chị vinh dự được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh là nông dân Việt Nam xuất sắc.
Hợp đồng thi công xây dựng 10km đường, thuộc dự án thành phần 1 đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, do liên danh do Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An đứng đầu, được chỉ định thầu có giá hơn 2.078 tỉ đồng.
Do nằm trong các con ngõ nhỏ hẹp, nhiều chủ tòa nhà chung cư mini tại TP Hà Nội đang không biết lắp đặt hệ thống thang thoát hiểm, hệ...
Trên địa bàn còn nhiều công trình vi phạm trật tự đất đai, xây dựng tồn đọng kéo dài ở các địa phương. Hiện địa phương đã chỉ đạo cần xử lý dứt điểm và công khai đối với các công trình vi phạm.
Ở kỳ quay tối nay, Jackpot 1 của Power 6/55 đang tiến sát giá trị cao kỷ lục trong lịch sử xổ số Việt Nam, sau khi vượt ngưỡng 280 tỷ đồng ở lần quay gần nhất.
Huyện Quốc Oai sẽ tổ chức đấu giá 54 thửa đất tại khu đất đấu giá thôn Sơn Trung, xã Yên Sơn với giá khởi điểm hơn 12 triệu đồng/m2. Phương thức đấu giá là bỏ phiếu trực tiếp nhiều vòng, tối thiểu 5 vòng cho đến khi không còn ai tham gia trả giá lên.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh, cơ quan này vừa nhận được văn bản của hai chủ đầu tư về việc mở bán hai dự án nhà ở xã hội với hơn 300 căn hộ, giá từ 9,5 triệu đồng/m2.
Cơ sở sản xuất gạo ST25 giả mạo nhãn hàng hóa 'Gạo Ông Cua' rao bán trên Shopee bị phát hiện từ đánh giá của khách hàng.
Cần tính toán nâng phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người chạy ẩu, vi phạm an toàn giao thông.
Theo thống kê, trên địa bàn huyện Ba Vì còn 18.865 thửa đất chưa được cấp sổ đỏ. Trong đó, 5.829 thửa đất nông nghiệp và 13.036 thửa đất ở.