Bất bình đẳng giới không còn biểu hiện bên ngoài nhưng vẫn tồn tại bên trong

16:10 20/07/2024

Theo TS. Phạm Quốc Lộc, tuy xã hội hiện nay có sự tiến bộ trong vấn đề bất bình đẳng giới, nhưng điều đó không hoàn toàn là tuyệt đối. Định kiến vẫn tồn tại trong thế giới quan của con người, chỉ là họ không biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài.

Từ trái qua: ThS. Phù Khải Hùng, TS. Phạm Quốc Lộc trò chuyện với người tham dự - Ảnh: THƯỢNG KHẢI

Sáng 20-7, tại TP.HCM đã diễn ra sự kiện Khuôn mẫu giới: Sinh học - Tự nhiên và Kiến tạo xã hội khám phá nhiều vấn đề về giới tính và thực trạng nhận thức của xã hội hiện nay.

Diễn giả sự kiện là TS Phạm Quốc Lộc (Hiệu trưởng trường Đại học Thái Bình Dương) và ThS Phù Khải Hùng (Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam)

Bất bình đẳng giới vẫn len lỏi trong cách chúng ta nhìn thế giới

Theo anh Phạm Quốc Lộc, khi nói giới là kiến tạo xã hội, ta đang đề cập đến quan điểm cho rằng giới và giới tính không phải là những đặc điểm cố định và tự nhiên do sinh học quyết định, mà là những sản phẩm được hình thành và thay đổi bởi xã hội.

Các vai trò, hành vi, mong đợi và biểu hiện liên quan đến giới không phải là do bản chất sinh học của nam hay nữ quy định, mà là do các hệ thống xã hội, văn hóa và lịch sử tạo ra và duy trì.

TS. Phạm Quốc Lộc giải đáp vấn đề bất bình đẳng giới cho khán giả - Ảnh: THƯỢNG KHẢI

Điển hình là công việc chăm sóc gia đình và nuôi dạy con cái thường được xem là trách nhiệm chủ yếu của phụ nữ. Ví dụ, phụ nữ thường được kỳ vọng sẽ là người nội trợ chính và chăm sóc trẻ em, trong khi nam giới thường được giao trách nhiệm kiếm tiền.

Nhưng theo Phạm Quốc Lộc, việc chăm sóc và nuôi dạy con cái không chỉ phụ thuộc vào chức năng sinh học mà còn liên quan đến vai trò xã hội. Mặc dù phụ nữ có thể có vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy con cái, nhưng việc này không phải là trách nhiệm duy nhất của họ.

“Có thể thấy, chúng ta ko còn nói phụ nữ phải như thế này hay như thế kia, nhưng mà cách chúng ta làm hằng ngày vẫn đi theo tư duy cũ” - Phạm Quốc Lộc chia sẻ.

Sự phân biệt và kỳ thị bây giờ không còn bộc lộ rõ ràng bằng ngôn từ như ngày xưa, nhưng điều đó vẫn còn len lỏi trong tư duy, cách con người nhìn thế giới và cách tổ chức xã hội.

“Điều này được thể hiện rõ ràng khi đến dự một sự kiện, những người biểu diễn trên sân khấu khai mạc đa số là phụ nữ, nhưng các đại biểu quyền lực tham dự phía dưới khán đài thì đa số là nam giới” - Phạm Quốc Lộc nói.

Phụ nữ hoàn toàn có quyền thể hiện tình yêu

Theo thạc sĩ Phù Khải Hùng, các bạn trẻ ngày nay bắt đầu nhận ra rằng mình đang đối mặt với sự bất bình đẳng giới. Việc chủ động tìm kiếm tình yêu, thể hiện yêu thương và xây dựng các mối quan hệ là điều bình thường và không bị giới hạn bởi các chuẩn mực xã hội hoặc định kiến giới tính.

ThS. Phù Khải Hùng gợi mở nhiều khía cạnh về giới cho khán giả - Ảnh: THƯỢNG KHẢI

“Những biểu hiện đó đó không vi phạm bất kỳ tiêu chuẩn đạo đức nào. Ví dụ, việc một cô gái yêu bạn trai của mình nhiều đến mức có quyền thể hiện những điều mà người khác nghĩ chỉ là đặc quyền của nam giới không nhất thiết phải bị phán xét” - anh Phù Khải Hùng chia sẻ.

Phù Khải Hùng nhận định: Phụ nữ thường bị gắn với hình ảnh bị động và chờ đợi. Xã hội có quan niệm rằng “trâu đi tìm cọc”, tức là chỉ có nam giới mới chủ động tìm kiếm tình yêu. Tuy nhiên, người ta quên rằng cọc không có chân, còn phụ nữ thì có khả năng di chuyển và suy nghĩ. Họ hoàn toàn có quyền chủ động tìm kiếm tình yêu phù hợp với mình”.

Ngoài ra, tại sự kiện, chị Lê Lan Hương (25 tuổi, Quận Tân Bình) chia sẻ: Việt Nam đang có những thay đổi rõ rệt, với tình trạng kỳ thị giảm dần. Dù pháp luật hiện chưa công nhận hôn nhân đồng giới, nhưng các đám cưới đồng tính vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hóa Việt Nam mà không bị cấm đoán.

Có thể thấy, xã hội Việt Nam đang dần chấp nhận những sự thay đổi này, thể hiện qua việc đề xuất xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính trong Quốc hội.

Có thể bạn quan tâm
Tuổi trẻ Công an Nghệ An xung kích, tiên phong chuyển đổi số

Tuổi trẻ Công an Nghệ An xung kích, tiên phong chuyển đổi số

16:00 27/03/2023

Tháng Thanh niên 2023 với chủ đề “Tuổi trẻ tiên phong chuyển đổi số”, Đoàn thanh niên Công an tỉnh Nghệ An đã phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ trong việc hỗ trợ người dân đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử; làm hộ chiếu online, tham gia chiến dịch số hóa dữ liệu cư trú…

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Tường Lâm tiếp nguyên cán bộ Trung ương Đoàn TNNDCM Lào

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Tường Lâm tiếp nguyên cán bộ Trung ương Đoàn TNNDCM Lào

19:00 01/12/2023

Bí thư T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Tường Lâm mong muốn dù ở cương vị nào, nguyên cán bộ T.Ư Đoàn TNNDCM Lào vẫn luôn là cầu nối hữu nghị cho mối quan hệ truyền thống tốt đẹp đặc biệt giữa tổ chức Đoàn và thanh niên hai nước.

Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông

01:30 24/06/2024

Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh khẳng định ‘khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông’, mà bắt đầu từ chính triết lý, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức…

Việt Nam và Anh tăng cường đối thoại thông qua văn hóa, nghệ thuật

Việt Nam và Anh tăng cường đối thoại thông qua văn hóa, nghệ thuật

06:00 15/06/2023

UK/Vietnam Season 2023 sẽ bao gồm nhiều hoạt động xoay quanh hai chủ đề Việt Nam và Anh cùng quan tâm là “Ứng phó với biến đổi khí hậu” và “Di sản chung của chúng ta.”

Hơn 5.000 sinh viên Hà Nội tham gia ngày hội Sinh viên 5 tốt

Hơn 5.000 sinh viên Hà Nội tham gia ngày hội Sinh viên 5 tốt

19:40 24/03/2024

Thành Đoàn - Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hà Nội vừa tổ chức khai mạc Ngày hội 'Sinh viên 5 tốt' cấp Thành phố lần thứ V, năm 2024 tại trường Đại học Phenikaa, với sự tham gia của hơn 5.000 sinh viên, cùng nhiều hoạt động sôi nổi.

Thúng xôi bà Bảy 35 năm ở ga Biên Hòa, khách chờ sẵn từ khi chưa dọn bán

Thúng xôi bà Bảy 35 năm ở ga Biên Hòa, khách chờ sẵn từ khi chưa dọn bán

17:00 11/11/2024

Không ít dân Sài Gòn chấp nhận mất hơn 1 tiếng để tìm mùi vị của nắm xôi bọc giấy tại đây.

Bố bỏ đi lấy vợ mới nay về đòi đất

Bố bỏ đi lấy vợ mới nay về đòi đất

10:40 05/02/2024

Tôi là chị cả trong gia đình có ba chị em, bố tôi đi làm ăn xa rồi lấy vợ mới nhưng nay lại về đòi chia tiền đất khiến tôi vô cùng bức xúc.

Sinh viên Bách khoa tố phải ăn cơm thừa, có dị vật

Sinh viên Bách khoa tố phải ăn cơm thừa, có dị vật

10:45 08/10/2024

Một số sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội nói phải ăn suất cơm mất vệ sinh, có dị vật, thậm chí là cơm thừa, khi học môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh tại trường.

Nữ thủ lĩnh Đoàn viết phần mềm quản lý hiến máu

Nữ thủ lĩnh Đoàn viết phần mềm quản lý hiến máu

17:00 15/03/2023

“Có thời điểm nguồn máu dự trữ rất thấp, các đơn vị tiếp nhận máu thường xuyên gọi điện thoại xin thông tin những người hiến máu để vận động họ tham gia. Khi ấy, em phụ trách hoạt động hiến máu nên mỗi lần tìm kiếm là phải mất thời gian tìm lại thông tin của sinh viên. Vì vậy, em nghĩ ra cách quản lý trên phần mềm để có thông tin nhanh hơn cho đơn vị cần máu”, Phạm Lê Phương Thảo - Phó Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên trường Đại...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới