Không ít dân Sài Gòn chấp nhận mất hơn 1 tiếng để tìm mùi vị của nắm xôi bọc giấy tại đây.
Đó là một thúng xôi nhỏ, nép mình bên một góc đường trước nhà ga Biên Hòa. Người bán là một bà cụ đã 72 tuổi. Bà nói: "Mốt tìm tôi thì cứ hỏi bà Bảy bán xôi thì người ta chỉ cho".
Chỗ bán xôi của bà Bảy không có biển hiệu hay bàn ghế, vậy mà bà đã bán buôn ngót nghét gần 35 năm. Nhiều người ăn quen thì đặt tên cho tiệm là xôi nhà ga Biên Hòa.
Bà Bảy kể lúc trước bà "học lỏm" nghề. Khi đi ngoài đường, bà nhìn thấy những gánh xôi của các cô, chú dọc đường. Bà mua ăn thử, từ đó đâm ra thích rồi học cách nấu theo.
Có lẽ điểm kế thừa rõ rệt nhất chính là nét đơn sơ, bình dị. Tiệm của bà chỉ có một chiếc bàn thấp, một chiếc ghế nhựa cũ kỹ cùng thúng xôi nóng, thơm mùi ruốc.
Thúng xôi là "gia tài" của bà nên được đậy kỹ lưỡng bằng 2, 3 lớp ni lông.
Cách đậy như thế vừa để đồ ăn không bị bám bụi, vừa giữ độ nóng, thơm của xôi được lâu.
Mùi vị từ nồi xôi bà Bảy theo hơi nóng của thức ăn tỏa ra có sức quyến rũ khó cưỡng.
Bởi thế từ khi trời tờ mờ sáng, một số người đã "tụm năm, tụm bảy" ở cột điện bà hay ngồi, chỉ để chờ bà... mở thúng xôi ra bán.
Một vị khách lâu năm của quán chia sẻ: "Tôi ăn ở đây nhiều năm lắm rồi. Vị xôi ở đây rất đặc biệt, tôi ăn từ nhỏ đến giờ mà vẫn giữ nguyên vị. Nên ăn vào rất nhớ hồi tuổi thơ".
Thế nhưng ít ai nhận ra trong từng gói xôi dường như đã có chút ít thay đổi theo thời gian.
Bà Bảy luôn miệng nói với khách khi đang "mần" xôi: "Ấy chết, Bảy múc ít ruốc quá. Tại mắt Bảy mờ rồi, không còn thấy con ruốc đâu nữa. Thông cảm cho Bảy nha".
Chỉ với một số thành phần đơn giản, thương hiệu xôi nhà ga Biên Hòa đã ghi dấu ấn khó phai trong lòng nhiều người ăn - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG
Bà Bảy kể khi tiệm được người này, người kia giới thiệu thì khách sẽ tới ăn đông hơn. Mấy lúc đó, bà lại bị khách "dí", làm không kịp.
Nhiều người đến mua còn hỏi sao bà không nấu thêm một thúng nữa cho đủ bán. Bà Bảy cũng tâm sự rằng sức bà đã yếu. Cứ 2h rưỡi sáng đã thức để nấu cho ra một thúng xôi dẻo thơm, nên giờ làm thêm thì không biết nấu bao giờ cho xong.
Dõi theo đôi bàn tay run rẩy đang gắp xôi, người mua thấy vừa thương vừa nhớ đâu đó mùi nếp của bà hay mẹ nấu hồi còn nhỏ.
Nắm xôi màu ngà ngà của bà Bảy cũng "na ná" như thế. Khi ăn vào, nếp rất dẻo và được phủ lên đó vị ngọt của ruốc, một chút mỡ hành và lạp xưởng.
Từng vị của thức ăn hòa quyện với nhau. Ruốc ngọt ăn cùng nếp dẻo, lạp xưởng mằn mặn cân bằng lại hương vị của cả gói xôi.
Từng ấy thành phần được gói gọn lại vào một tờ giấy báo bọc kín. Khi mở ra, gói xôi trông vừa gọn gàng, vừa đủ đầy.
Chỉ với bấy nhiêu thành phần, thương hiệu xôi nhà ga Biên Hòa của bà Bảy mộc mạc, dân dã mà ngon đến lạ.
Khi được thưởng thức gói xôi của bà Bảy, chị Q., đang sống tại Sài Gòn, cho biết: "Rất lâu rồi tôi mới ăn lại gói xôi như thế này. Nếp ở đây rất dẻo. Nếu nếp không ngon như vầy thì dễ làm mất đi linh hồn của xôi".
Từ 6h sáng, bà Bảy đã bắt đầu dọn xôi ra để bán. Thế nhưng thúng xôi của bà đã quá quen với việc "cháy hàng" rất nhanh, nên ai ăn lâu năm sẽ biết và thường chờ sẵn trước khi bà bán.
Mỗi gói xôi "đầy đặn" chỉ từ 15.000 đến 20.000 đồng.
Bốn trường dùng tổ hợp có môn Ngữ văn để xét tuyển ngành Y, một trường không xét thí sinh trên 27 tuổi, còn Đại học Quốc gia TP HCM lần đầu dùng điểm SAT.
Bộ sách gồm 24 cuốn bao gồm hồi ức của những người trực tiếp tham gia cuộc chiến, những sáng tác, nghiên cứu về Chiến thắng Điện Biên Phủ của các nhà văn, chuyên gia trong nước và nước ngoài.
Ngày 16-3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Phú Yên xác nhận có một trường hợp tử vong do bệnh dại sau khi bị chó nuôi trong nhà cắn.
Em tự nhận mình là người phụ nữ khá truyền thống và luôn nghĩ về gia đình, luôn trân trọng và đặt các giá trị đạo đức lên hàng đầu.
Các nhà khoa học tiến hành khai quật một số hang ở tỉnh Bắc Kạn và phát hiện gần 200 di vật khảo cổ - chủ yếu là đồ đá, đồ gốm và xương - có niên đại cách đây khoảng 8.000 đến 10.000 năm.
Một số tour từ Hong Kong đến Nhật bị hủy hoặc rời lịch do trận động đất 7,6 độ gây thiệt hại nặng cho một số khu vực ở Ishikawa, trong đó có các điểm du lịch.
TP - Tổ chức đám cưới đúng dịp chào mừng kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9 (1945-2024), cặp vợ chồng trẻ Phạm Huy Hoàng- Hoàng Thị Kiều Trưng, cán bộ Tỉnh Đoàn Lạng Sơn gắn kết, hạnh phúc, viên mãn hơn khi hai người cũng vừa được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Công trình “Trường đẹp cho em” với quy mô hai phòng học và một nhà vệ sinh vừa được khánh thành và bàn giao là động lực giúp cô trò ở Điểm trường Dền Thàng (thuộc Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Dào San, xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) vươn lên trong học tập.
Sáng 18/5, anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội sinh viên Việt Nam dẫn đầu đoàn đại biểu T.Ư Đoàn, tham gia hành trình về nguồn và dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng tại khu di tích Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.