Bảo tồn, phát huy nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Bahnar

10:00 11/03/2023

Nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Bahnar được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Mỗi hoa văn, họa tiết trên thổ cẩm đều mang ý nghĩa riêng biệt, do các nghệ nhân sáng tạo ra. (Ảnh: Dư Toán/TTXVN)

Tháng 2/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Bahnar tại các huyện Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy và thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum).

Nghệ nhân Y Thút bên khung dệt. (Ảnh: Dư Toán/TTXVN)

Điều này mang lại những tín hiệu tích cực trong công tác bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống của bà con.

Giúp người dân có cuộc sống ổn định

Tổ hợp tác thôn Đăk Triêng Kơ Tu (xã Đăk La, huyện Đăk Hà) được thành lập từ năm 2016 với 40 thành viên là bà con dân tộc thiểu số Rơ Ngao (một nhánh của dân tộc Bahnar), trong đó có 22 thành viên dệt thổ cẩm, 18 thành viên nghề đan lát.

Nghệ nhân Y Thúy là một trong những nghệ nhân dệt thổ cẩm gạo cội tại Kon Tum. (Ảnh: Dư Toán/TTXVN)

Nghệ nhân Y Thút (sinh năm 1954, tổ trưởng tổ dệt thổ cẩm) cho biết thông thường các thành viên trong tổ sẽ chủ động dệt tại nhà, tránh trường hợp dệt tập trung sẽ ảnh hưởng đến các công việc khác của mỗi người.

Sau khi dệt xong, thổ cẩm sẽ được tập trung lại và bán cho các khách hàng, chủ yếu là trong tỉnh.

Em Rơ Manh Minh Thư đang được mẹ truyền dạy nghề dệt thổ cẩm. (Ảnh: Dư Toán/TTXVN)

Mỗi tấm thổ cẩm để làm được một bộ quần áo sẽ có giá từ 500.000-1 triệu đồng.

Các thành viên trong tổ trung bình mỗi tháng sẽ dệt được khoảng 3-4 tấm, thu nhập từ 2 triệu đồng/tháng trở lên. Nghề truyền thống đã giúp họ nuôi sống bản thân và gia đình nên họ rất phấn khởi.

Nghệ nhân Y Thúy (sinh năm 1972, trú thôn Đak KRăk, xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum) là một trong những nghệ nhân dệt thổ cẩm “gạo cội” trong cộng đồng dân tộc thiểu số Bahnar.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống dệt thổ cẩm, năm 13 tuổi, chị Thúy được mẹ truyền dạy cho nghề dệt. Từ đó đến nay, chị xem đây là nghề chính của mình.

Nghệ nhân Y Thúy cho biết mỗi tháng chị dệt được khoảng 3-4 tấm thổ cẩm dài hơn 4m, rộng 1m.

Với những tấm thổ cẩm có hoa văn bình thường, chị sẽ bán được khoảng 1 triệu đồng. Những tấm thổ cẩm có hoa văn phức tạp sẽ có giá cao hơn, khoảng 1,6 triệu đồng.

Không giống như những ngành, nghề khác, dệt thổ cẩm không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết.

Các nghệ nhân có thể tranh thủ thời gian nghỉ ngơi để làm việc nên không quá vất vả. Nhờ dệt thổ cẩm cùng với làm nông nghiệp, gia đình chị có nguồn thu nhập ổn định.

Theo nghệ nhân Y Thúy, tinh túy của nghề dệt thổ cẩm truyền thống là mỗi một hoa văn, họa tiết trên thổ cẩm đều được các nghệ nhân sáng tạo từ những thực thể ngoài cuộc sống.

Các họa tiết thể hiện hình ảnh của núi, sông, hạt lúa... được cách điệu, đưa vào thổ cẩm bởi bàn tay khéo léo, tài hoa của các nghệ nhân.

Càng lâu năm, các nghệ nhân càng có nhiều kinh nghiệm để sáng tác hoa văn, họa tiết. Những tấm thổ cẩm có họa tiết phức tạp thường có giá thành cao.

Chị Thúy chia sẻ chị rất vui bởi nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Bahnar được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Điều này sẽ giúp nhiều người biết đến thổ cẩm Bahnar hơn, giúp những nghệ nhân dệt có thêm động lực tiếp tục sáng tạo ra những sản phẩm thổ cẩm với những hoa văn tinh xảo, có giá trị cao, mang những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Bahnar.

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Những tấm thổ cẩm của dân tộc Bahnar được bán ra với giá cao chính là động lực để các nghệ nhân tiếp tục gắn bó với nghề và truyền thụ cho con, cháu.

Nghệ nhân Y Thúy đã tích cực truyền lại nghề dệt thổ cẩm cho các con. Đến nay, cả hai con gái chị đã biết dệt và có những sản phẩm được đưa ra thị trường, mang lại nguồn thu nhập cho gia đình.

Em Rơ Manh Minh Thư (sinh năm 2006, con gái thứ hai của nghệ nhân Y Thúy) chia sẻ em được mẹ dạy dệt thổ cẩm từ năm 12 tuổi.

Sản phẩm đầu tiên em làm được là những chiếc vỏ gối có họa tiết đơn giản. Dần dần, dưới sự chỉ dẫn của mẹ, em đã làm được những sản phẩm phức tạp hơn như áo, túi... và được khách hàng lựa chọn, sử dụng.

Giờ đây, khi đang học lớp 11 (Trường Trung học Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh), em vẫn tranh thủ dịp cuối tuần được về nhà hoặc thời gian nghỉ hè để học dệt thổ cẩm, với hy vọng góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Theo ông A Kân, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Đăk Triêng Kơ Tu, thôn có 147 hộ với hơn 900 khẩu. Kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp.

Tuy nhiên, nghề dệt thổ cẩm đã mang lại thêm nguồn thu nhập cho người dân.

Ngoài những nghệ nhân lấy dệt làm nghề chính, một số hộ dân khác tranh thủ sáng đi làm đồng, chiều và tối về dệt thổ cẩm. Nhờ đó, thu nhập của các hộ khá ổn định.

Đến nay, thôn chỉ còn 3 hộ nghèo; là thôn điểm trong phát triển kinh tế của xã Đăk La, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng xã nông thôn mới.

Ông A Kân cho biết thêm nhận thấy hiệu quả kinh tế từ dệt thổ cẩm, các nghệ nhân lớn tuổi đã truyền dạy cho con, cháu trong làng.

Thậm chí, các làng lân cận còn mời họ về để dạy dệt thổ cẩm. Nhờ đó, nghề dệt truyền thống của dân tộc sẽ không bị mai một.

Ông Phan Văn Hoàng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, cho biết nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Bahnar được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của ngành văn hóa nói chung và cộng đồng dân tộc Ba Na trên địa bàn tỉnh nói riêng.

Qua đó, nhận thức của cán bộ, người dân về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể được nâng cao, từ đó có những định hướng để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa trong cộng đồng.

Chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị di sản, Kon Tum đã ban hành kế hoạch nhằm bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum giai đoạn 2020-2030, từng bước đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trang phục truyền thống và nghề dệt truyền thống.

Ông Phan Văn Hoàng nhấn mạnh Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhiều chương tình, sự kiện trình diễn thổ cẩm; tuyên truyền, vận động học sinh, công chức người dân tộc thiểu số mặc trang phục truyền thống nhằm giữ gìn, lan tỏa nét đẹp của thổ cầm truyền thống trong cuộc sống.

Công tác bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống đã giúp bà con tăng thu nhập, phát triển kinh tế./.

Có thể bạn quan tâm
Khánh Hòa: Lễ hội Tháp Bà Ponagar tưởng nhớ Thiên Y Thánh Mẫu Ana

Khánh Hòa: Lễ hội Tháp Bà Ponagar tưởng nhớ Thiên Y Thánh Mẫu Ana

13:00 10/05/2023

Hàng trăm đoàn khách, rất đông đồng bào Chăm ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và người dân ở các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung-Tây Nguyên đã tề tựu tại Tháp Bà Ponagar tham gia lễ hội.

Lễ hội Tết cổ truyền một số nước ASEAN tại Thành phố Hồ Chí Minh

Lễ hội Tết cổ truyền một số nước ASEAN tại Thành phố Hồ Chí Minh

14:00 14/04/2023

Lễ hội Tết cổ truyền Campuchia-Lào-Myanmar-Thái Lan được tổ chức thể hiện sự tương đồng trong văn hóa, sinh hoạt tôn giáo giữa các nước trong khu vực, thúc đẩy mối quan hệ đoàn kết giữa các dân tộc.

Tìm anh, một bờ vai ấm áp

Tìm anh, một bờ vai ấm áp

05:30 10/07/2024

Em muốn mình cùng cố gắng xây dựng gia đình hạnh phúc và đủ đầy; chỉ cần mình chăm chỉ, không hoang phí, sẽ có thôi.

Noel gắn kết tình thân với thiếu nhi Cần Thơ

Noel gắn kết tình thân với thiếu nhi Cần Thơ

13:20 24/12/2023

Tối 23/12, Thành Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Cần Thơ tổ chức chương trình “Đêm Noel – Gắn kết tình thân” năm 2023. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động “Tôi yêu Tổ quốc tôi” của tuổi trẻ thành phố trong việc chăm lo cho thiếu nhi nhân dịp Tết đến xuân về.

Các nhiếp ảnh gia Việt Nam thắng lớn ở giải ảnh Pink Lady Food Photography của Anh

Các nhiếp ảnh gia Việt Nam thắng lớn ở giải ảnh Pink Lady Food Photography của Anh

07:10 18/06/2024

Pink Lady Food Photography là cuộc thi nhiếp ảnh do Anh tổ chức từ năm 2011, tập trung vào các tác phẩm ảnh ghi lại nhịp sống văn hóa ẩm thực trên thế giới.

Vợ chồng Tăng Thanh Hà hẹn hò ở nhà hàng tại Italy

Vợ chồng Tăng Thanh Hà hẹn hò ở nhà hàng tại Italy

05:10 19/06/2024

Tăng Thanh Hà cùng chồng khám phá nhiều danh thắng ở Milan, Florence và ghé các nhà hàng thưởng thức ẩm thực.

Nhiều học sinh Thái Bình được kết nạp Đảng dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhiều học sinh Thái Bình được kết nạp Đảng dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

06:50 08/05/2024

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 7/5, tỉnh Thái Bình đã tổ chức lễ kết nạp đảng cho 19 đảng viên là học sinh THPT trên địa bàn tỉnh.

Giải mã loạt cổ vật thu giữ ở Quảng Ngãi: Thuộc thời nhà Minh?

Giải mã loạt cổ vật thu giữ ở Quảng Ngãi: Thuộc thời nhà Minh?

17:30 24/05/2023

Vào chiều ngày 23/5, Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch (VH-TTDL) tỉnh Quảng Ngãi tổ chức họp khẩn liên quan đến vụ phát hiện, thu giữ các hiện vật từ tàu BĐ 10546 TS nghi khai thác cổ vật trái phép tại vùng biển xã Bình Hải, huyện Bình Sơn. Sau khi mở niêm phong, các chuyên gia kiểm tra thực tế số hiện vật gồm: 33 đĩa gốm sứ có đường kính khoảng 20 cm và 7 tô (bát) đường kính khoảng 15 cm. Số cổ vật này được phân chia các loại đĩa, bát gốm sứ...

Những cặp vợ chồng ly hôn ở tuổi ngoài 60

Những cặp vợ chồng ly hôn ở tuổi ngoài 60

06:30 13/07/2024

'Biết thế tôi ly hôn từ mấy chục năm trước', người phụ nữ 63 tuổi ở TP HCM nói sau khi ly hôn người chồng gắn bó suốt 35 năm.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới