TP - Hàng nghìn sinh viên sư phạm ở 2 trường đại học của tỉnh Thanh Hóa chưa được nhận tiền hỗ trợ học tập trong học kỳ 2, năm học 2022 - 2023 với lý do ngân sách của tỉnh chưa chuyển về trường.
Trong rất đông sinh viên sư phạm đang theo học ở 2 trường trên, nhiều sinh viên là con em đồng bào ở vùng khó khăn, các huyện miền núi của Thanh Hóa. Chính sách hỗ trợ kinh phí học tập, sinh hoạt theo Nghị định 116 có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình học tập của sinh viên khó khăn. Tuy nhiên, kinh phí hỗ trợ bị chậm không chỉ khiến sinh viên gặp khó mà còn làm giảm đi ý nghĩa của chính sách.
Thao Thị Cú, lớp đại học giáo dục mầm non (K11C, Trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá) là người dân tộc Mông, nhà ở bản Pá Hộc, xã Nhi Sơn (huyện Mường Lát) cho biết, sau khi nhập học (tháng 10/2022) đến tháng 12/2022, em nhận được tiền hỗ trợ của Nhà nước theo Nghị định 116, với tổng số tiền 10,8 triệu đồng. Từ đó đến nay Cú cũng như các sinh viên khác đều chưa được nhận thêm khoản tiền trợ cấp này.
Sinh viên trên giảng đường Trường Đại học Hồng Đức |
Sinh viên trên giảng đường Trường Đại học Hồng Đức |
Gia đình Thao Thị Cú thuộc diện hộ cận nghèo. Để có tiền chi trả tiền thuê nhà, sinh hoạt, từ đầu năm 2023, Cú xin đi làm thêm sau giờ học. Mong muốn của Cú cũng như nhiều sinh viên khác là được nhận hỗ trợ kịp thời để có chi phí hỗ trợ sinh hoạt trong quá trình học tập.
Ngày 31/7, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công văn gửi Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ GD&ĐT báo cáo Thủ tướng xem xét, hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Thanh Hóa để thực hiện đào tạo sinh viên sư phạm theo Nghị định 116, với tổng số kinh phí 87,2 tỷ đồng, để cấp bù cho 2.945 sinh viên sư phạm (năm 2021 và năm 2022).
Ông Bùi Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa), cho biết, đến thời điểm này, nhà trường chưa được tỉnh Thanh Hóa cấp tiền hỗ trợ học kỳ 2 năm học 2022-2023 theo Nghị định 116 để cấp cho sinh viên. Nhà trường đã có thông báo cho tất cả sinh viên sư phạm thuộc diện hưởng chính sách trên là khi nào nhận được khoản tiền này, nhà trường sẽ chi trả cho các em.
Còn Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa cho biết, liên quan đến vấn đề cấp kinh phí để chi trả cho sinh viên sư phạm theo Nghị định 116 hiện đang gặp nhiều vướng mắc, vì nguồn kinh phí để chi trả này rất lớn, hiện tỉnh chưa cân đối được nguồn đảm bảo để thực hiện. Do đó, Sở Tài chính Thanh Hóa đã tham mưu UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản báo cáo Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT đề nghị hỗ trợ phần kinh phí này.
Trải nghiệm tuyến Metro số 1 Suối Tiên – Bến Thành, tham quan những công trình biểu tượng của thành phố.., đoàn đại biểu kiều bào tiêu biểu tham dự Xuân Quê hương 2024 tại TPHCM phấn khởi trước sự đổi thay không ngừng của thành phố.
Ông Võ Hồng Nam, con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Trần Văn Bình, con trai Thượng tướng Trần Văn Quang được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành của Hội những người bạn quốc tế của cách mạng Algeria.
Lực lượng Công an thành phố Biên Hòa đã tạm giữ để tiến hành điều tra đối với 4 đối tượng hoạt động 'tín dụng đen' trên địa bàn thành phố và khu vực lân cận.
Chỉ trong 2 tháng, Quí đã chủ mưu nhóm trộm đột nhập 8 căn nhà ở Long An, Tây Ninh. Chiếm đoạn tiền, vàng, trang sức với tổng giá trị gần 2 tỉ đồng.
A Ngang, 31 tuổi, bị cáo buộc lẻn vào vườn trộm 350 cây sâm Ngọc Linh về nhà mình trồng.
Tỉnh Đoàn Cà Mau vừa phối hợp với một số đơn vị thực hiện hành trình “Tuổi trẻ Cà Mau vì biển, đảo quê hương”, với các hoạt động thăm, tặng quà và hệ thống điện mặt trời tới quân dân trên đảo Hòn Chuối.
TP - Viện KSND tỉnh Cà Mau đã ban hành cáo trạng truy tố nhóm người môi giới đưa ngư phủ trốn ra nước ngoài đánh bắt cá trái phép bằng cách sơn vẽ, sửa biển kiểm soát tàu cá tỉnh Cà Mau thành tàu của Malaysia.
Đà Nẵng - Đi nhậu về, nghe cha hỏi có chuyện gì, Trần Trung Hiếu (SN 1995, trú tổ 5, thôn Cẩm Nam, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành...
Ông N.V.S, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Tân (tỉnh Cà Mau) thừa nhận giọng nói của mình xuất hiện trong đoạn ghi âm xôn xao trên mạng xã hội. Ông N.V.S cho biết, nội dung clip không bị cắt ghép, nhưng bản chất không phải đòi “lại quả” như trên mạng xã hội đề cập.