Bác sĩ bất lực khi bệnh nhân ung thư quay lưng với điều trị

06:20 09/04/2024

Đọc bệnh án của bệnh nhân ung thư dạ dày, bác sĩ Nam đề nghị phẫu thuật, song người đàn ông từ chối vì nghĩ "có chữa cũng chết, thậm chí chết nhanh hơn".

Đêm 5/4, bác sĩ Hà Hải Nam, Phó trưởng Khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K (Hà Nội), vẫn trằn trọc với bệnh án của bệnh nhân này để tìm ra cách thuyết phục hiệu quả. Hai năm trước, người bệnh mổ ung thư dạ dày, sức khỏe ổn định. Gần đây, bệnh tái phát, bác sĩ thống nhất với bệnh nhân để lên lịch mổ lần hai. Hiện, người đàn ông 75 tuổi nhưng phẫu thuật vẫn là lựa chọn tốt nhất để kéo dài sự sống.

Song, khi về nhà, ông họp tất cả anh em trong dòng họ để thảo luận. Mọi người khuyên can thiệp cũng "chẳng sống thêm được bao lâu" nên ông đã liên hệ lại với bác sĩ để hủy cuộc mổ.

"Cuộc phẫu thuật trước giúp ông sống khỏe trong hai năm và tiên lượng cuộc mổ sắp tới cũng rất khả quan", bác sĩ cố gắng giải thích. Đáp lại, người bệnh nói muốn trở về nhà dùng thuốc nam, từ chối can thiệp vì nghĩ "dao kéo khiến bệnh nặng hơn". Không từ bỏ, bác sĩ tiếp tục thuyết phục, nhấn mạnh phẫu thuật là cách duy nhất để kéo dài cuộc sống. Cuối cùng, ông vẫn chọn không điều trị.

Hoặc, cụ ông 84 tuổi, bị ung thư đại tràng cũng từ chối điều trị của bác sĩ vì "sợ đụng dao kéo". Khoảng 5 tuần sau, gia đình đưa ông trở lại viện trong tình trạng thập tử nhất sinh, hy vọng sống chỉ 1%, do vỡ ruột. Lúc này, bác sĩ không thể mổ cắt u, cũng không thể đóng hậu môn giả. Thể trạng bệnh nhân vô cùng yếu do mắc nhiều bệnh nền như rối loạn chuyển hóa mỡ, tim mạch, tăng huyết áp, ung thư và nhiều tổn thương nặng nề khác. Hai tuần sau, gia đình xin đưa người bệnh về nhà.

"Nhìn bệnh nhân đau đớn những ngày cuối đời, nỗi trăn trở của tôi nhân lên gấp bội. Có lẽ bác sĩ phải đi học thêm lớp học về cách tạo niềm tin cho người bệnh", bác sĩ nói.

Hơn 10 năm trong nghề, bác sĩ Nam cho biết số lần bị bệnh nhân từ chối "nhiều không đếm xuể". Những lúc đó, bác sĩ chán nản, hàng chục câu hỏi đặt ra trong tâm trí: "Vì sao y học hiện đại đầy đủ bằng chứng có thể chữa được bệnh nhưng bệnh nhân vẫn quay lưng?", "vì sao người bệnh chọn thuốc nam, cúng bái thay vì điều trị theo chỉ dẫn khoa học?"

Ngoài phẫu thuật, nhiều bệnh nhân từ chối thực hiện những chỉ định của bác sĩ. Như bệnh nhân 55 tuổi, đi khám do nuốt nghẹn, đau ở ngực, ăn hay đầy bụng thỉnh thoảng buồn nôn, kèm rối loạn tiêu hóa. Bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày, đại trực tràng và siêu âm bụng. Hai tiếng sau, gia đình xin gặp riêng bác sĩ, nói người bệnh từ chối xét nghiệm, nói "thà không biết bệnh để về ăn ngon ngủ ngon chứ nhỡ bị K thì coi như chết".

Hay bệnh nhân nam 48 tuổi, nhập viện do xuất huyết, đi ngoài phân đen, máu chảy khó cầm, chỉ định mổ. Tuy nhiên, gia đình nhất mực nói chỉ cần truyền máu, "vì có thầy đợi ở nhà sẵn". Quyết định này khiến bác sĩ sững người bởi tiên lượng người bệnh rất nặng.

Theo bác sĩ Ngô Văn Tỵ, Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, nguyên nhân chủ yếu khiến người bệnh từ chối điều trị là thiếu hiểu biết, luôn nghĩ ung thư là án tử, "càng cố gắng can thiệp vào khối u càng khiến bệnh nặng". Lúc này, họ tin vào thuốc nam, thuốc gia truyền và lời quảng cáo từ "lang băm" để chữa bệnh. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc ung thư cao trên toàn cầu, với hơn 300.000 người mắc, gần 165.000 ca mới và 115.000 bệnh nhân chết mỗi năm. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị trên 30%.

Mặt khác, nhiều người gặp khó khăn về kinh tế trong khi quá trình điều trị lâu dài, tốn kém, người bệnh dễ nản lòng. Đa số thuốc điều trị ung thư cổ điển, truyền thống như truyền hóa chất, hiện được BHYT chi trả. Tuy nhiên, các thuốc này mức độ hiệu quả hạn chế, nhiều tác dụng phụ. Những năm gần đây, các liệu pháp mới như điều trị đích, miễn dịch ra đời mang lại nhiều hy vọng như chữa khỏi cho bệnh nhân ở giai đoạn sớm, giúp người bệnh giai đoạn di căn có cơ hội kéo dài sự sống, song thuốc miễn dịch chưa được BHYT thanh toán. Chỉ khoảng 10% bệnh nhân ung thư được tiếp cận liệu pháp này, do giá thuốc quá đắt đỏ.

Bác sĩ khuyến cáo tình trạng bệnh nhân tự ý bỏ về là mối nguy lớn, làm tăng nguy cơ tử vong. Ngoài ra, đa số bỏ điều trị khi trở lại viện đều ở giai đoạn càng muộn, gây tốn kém tiền bạc và mệt mỏi tinh thần. Thực tế, y khoa chưa ghi nhận trường hợp nào khỏi ung thư chỉ nhờ thuốc nam, thuốc gia truyền.

"Thật khó để nhắm mắt làm ngơ trước lựa chọn sai lầm của bệnh nhân, nhưng chúng tôi không có nhiều thời gian để thuyết phục đến cùng, vì còn nhiều người bệnh khác đang chờ", bác sĩ nói và khuyên người bệnh nên sáng suốt, có trách nhiệm với sức khỏe của mình. Gia đình cần bình tĩnh và trao đổi kỹ với bác sĩ để người thân được thăm khám cũng như điều trị tốt nhất.

Thùy An

Có thể bạn quan tâm
Vấn nạn người già bị bỏ rơi ở Malaysia

Vấn nạn người già bị bỏ rơi ở Malaysia

16:40 31/07/2024

Hơn 5 tháng kể từ ngày bị đưa vào viện dưỡng lão ở Johor Bahru, ông Kumar không gặp hoặc nghe bất kỳ tin tức gì của người nhà.

Món quà tri ân tặng các cán bộ Hội Sinh viên ngày giáp Tết

Món quà tri ân tặng các cán bộ Hội Sinh viên ngày giáp Tết

15:30 31/01/2024

Tại chương trình, Trung ương Hội SVVN trao 30 suất học bổng (2 triệu đồng/ suất) và quà Tết (trị giá 1 triệu đồng/ phần) tặng các cán bộ Hội sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TPHCM.

TP HCM gửi 30.000 túi thuốc gia đình đến vùng bão lũ

TP HCM gửi 30.000 túi thuốc gia đình đến vùng bão lũ

08:30 13/09/2024

Sở Y tế TP HCM huy động các bệnh viện hỗ trợ 30.000 túi thuốc cho 10 tỉnh thành miền Bắc đang bị ảnh hưởng nặng nề sau bão Yagi, sẵn sàng nhân lực hỗ trợ khám chữa bệnh.

Tháng Thanh niên năm 2024 có nhiều khởi sắc

Tháng Thanh niên năm 2024 có nhiều khởi sắc

08:20 24/04/2024

Đó là đánh giá của anh Bùi Quang Huy - Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn tại Hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên năm 2024.

Được mất khi xem lén điện thoại của người yêu?

Được mất khi xem lén điện thoại của người yêu?

21:40 20/07/2024

Không đơn giản là sự tò mò, xem trộm điện thoại của người yêu có thể gây hại đến mối quan hệ.

Trăm năm du xuân Sài Gòn - TP.HCM

Trăm năm du xuân Sài Gòn - TP.HCM

07:50 12/02/2024

Tết đến, dẫu có bao phương tiện, người dân vẫn đến những điểm đến trăm năm: bến Bạch Đằng, đường hoa Nguyễn Huệ, chợ Bến Thành, chợ Bình Tây, Lăng Ông - Bà Chiểu, nhà thờ Đức Bà, chùa Bà Thiên Hậu...

Sinh viên tình nguyện nơi khó khăn xứ Lạng

Sinh viên tình nguyện nơi khó khăn xứ Lạng

18:50 04/07/2023

Ngày 4/7, các tình nguyện viên đến từ các trường Đại học, Cao đẳng thuộc Hội đồng hương sinh viên Lạng Sơn tại Hà Nội đã triển khai các hoạt động tình nguyện mùa hè xanh 2023 tại xã Liên Hội, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.

Bình Định tuyên dương 21 thanh niên sống đẹp

Bình Định tuyên dương 21 thanh niên sống đẹp

19:50 14/10/2023

Ngày 14/10, Ban Thư ký Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức kỷ niệm 67 năm ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam. Đồng thời, trao Giải thưởng 15 tháng 10 và tuyên dương “Thanh niên sống đẹp”.

Hiệu trưởng mừng quýnh vì trường xiếc đã tuyển được học sinh thành phố

Hiệu trưởng mừng quýnh vì trường xiếc đã tuyển được học sinh thành phố

20:10 21/08/2024

Mỗi năm chỉ tuyển dưới 50 học sinh toàn trường nhưng Trường Trung cấp Nghệ thuật xiếc và Tạp kỹ Việt Nam phải về nông thôn tìm học sinh. Nhưng năm nay trường đã tuyển được học sinh ở nội thành Hà Nội.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới