Ba mẹ tôi có 2 người con, nhà của ba mẹ để lại (ba mẹ đã mất) anh tôi giấu gia đình đăng ký nhà đất là tài sản riêng.
Anh khai là ba mẹ để lại tài sản cho, nhưng không có di chúc. Căn nhà này tôi ở từ đó đến nay. Giấy tờ nhà đất của anh tôi có đúng luật không?
Anh tôi mất tích đã 6 năm, tôi muốn xin đăng ký nhà đất lại đứng tên mình có được không?
Bạn đọc N.V.Thanh (Q.1, TP.HCM) gửi câu hỏi.
Bộ luật Dân sự 2015, về thừa kế có một số quy định liên quan trường hợp anh nêu trên như sau:
Điều 627 quy định về Hình thức của di chúc: "Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng".
Và để di chúc được hợp pháp thì di chúc phải bảo đảm đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 điều 630 Bộ luật Dân sự, cụ thể là: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; Không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; Hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Trong một số trường hợp cụ thể, ngoài hai điều kiện nêu trên, còn phải thỏa mãn các điều kiện như:
Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 điều 630 như đã đề cập trên.
Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Theo thông tin anh trình bày, do ba mẹ anh mất không để lại di chúc bằng văn bản cũng như di chúc miệng, thì việc anh của anh giấu gia đình, khai nhận di sản (nhà đất) để được đứng tên sở hữu tài sản là không đúng quy định pháp luật.
Anh của anh đã mất tích 6 năm, để giải quyết việc hưởng di sản của cha mẹ để lại, anh có thể gửi đơn yêu cầu tòa án nơi có nhà đất của cha mẹ anh để giải quyết tranh chấp thừa kế.
Quá trình giải quyết, căn cứ theo yêu cầu, chứng cứ, tình tiết của vụ án và ý kiến của các bên, tòa án sẽ xem xét, chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu cho anh đăng ký đứng tên nhà đất của ba mẹ để lại.
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.