Tỉnh An Giang đã xuống giống 148.133ha lúa vụ Thu Đông; mỗi địa phương xác định cơ cấu giống từ 4-5 giống chủ lực, 4-5 giống bổ sung và một số giống triển vọng mới.
Ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang cho biết tỉnh đã xuống giống lúa vụ Thu Đông 2023 đạt 41,02% kế hoạch, ước sản lượng xuống giống bình quân đạt 6,23 tấn/ha, sản lượng thu hoạch ước đạt trên 923.000 tấn.
Vụ Thu Đông tỉnh An Giang xuống giống 148.133ha lúa. Tỉnh xuống giống từ ngày 15/7 đến ngày 31/8, tập trung ở 3 trà gồm trà sớm diện tích xuống giống khoảng 10.000 ha tập trung tại huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và thành phố Long Xuyên; đại trà diện tích xuống giống khoảng 132.000ha tập trung tại 11 huyện, thị, thành và trà muộn diện tích xuống giống khoảng 6.000ha tại các vùng sản xuất lúa 3 vụ như Châu Phú, Chợ Mới, Tân Châu, An Phú.
Để tránh rầy, An Giang xuống giống đồng loạt, tập trung chia làm 2 đợt. Đợt 1 xuống giống tập trung từ 15/7 đến 20/7 ở những vùng thu hoạch Hè Thu sớm và đại trà với khoảng 25.000ha tập trung tại các huyện Tri Tôn, An Phú, Tịnh Biên, Chợ Mới, Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên.
Đợt 2 xuống giống dứt điểm từ 5/8 đến 20/8 ở những vùng thu hoạch Hè Thu đại trà và muộn, gồm các huyện An Phú, Châu Phú, Phú Tân, Châu Thành, Chợ Mới, thị xã Tân Châu và thành phố Châu Đốc, Thoại Sơn với 60.000ha.
Tính đến ngày 24/8, tỉnh An Giang đã xuống giống lúa vụ Thu Đông với diện tích gần 61.000ha/148.133 ha đạt 41,02% kế hoạch. Tiến độ xuống giống vụ Thu Đông 2023 chậm chỉ đạt 59,35% kế hoạch so với vụ Thu Đông 2022.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang cho biết Thoại Sơn và Châu Thành là hai địa phương có năng suất lúa bình quân vụ Thu Đông ước đạt cao nhất tỉnh với 6,6 tấn/ha. Và huyện Thoại Sơn là đia phương có sản lượng ước đạt cao nhất tỉnh với gần 245.000 tấn
“Vụ Thu Đông, các doanh nghiệp đã triển khai ký hợp đồng bao tiêu lúa cho nông dân thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác và các hộ nông dân với diện tích trên 13.000ha đạt 9,35% so với kế hoạch. Tập đoàn Lộc Trời ký kết với diện tích gần 8.000ha, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Angimex Kitoku ký kết 101ha, Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Văn Hậu 400ha, Công ty An Thạnh 400ha…,” Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang cho biết.
Theo ông Trương Kiến Thọ, vụ Thu Đông, An Giang tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo về cơ cấu giống lúa của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong những năm qua.
Mỗi địa phương xác định cơ cấu giống từ 4-5 giống chủ lực, 4-5 giống bổ sung và một số giống triển vọng mới; cơ cấu một giống không quá 20%, phấn đấu sử dụng 80% giống lúa chất lượng cao.
Căn cứ vào số liệu theo dõi về tình hình giá lúa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang cũng đã khuyến cáo các địa phương và nông dân trong tỉnh trồng các giống lúa cho vụ Thu Đông như OM 9582, Đài thơm 8, OM 5451, OM 7347, OM 6976, OM 18, Jasmine 85, OM 9577, OM4900… Đây là các giống lúa thời gian qua được doanh nghiệp thu mua giá cao và theo chiều hướng tăng.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng khuyến cáo nông dân sử dụng nhóm giống có triển vọng để có thể thay thế các giống lúa không còn phù hợp trong sản xuất tại địa phương, như Lộc Trời 28, OM 34, OM 418... Đồng thời cảnh báo người dân tuyệt đối không gieo trồng các giống lúa chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận.
Riêng đối với nhóm giống lúa Japonica như ĐS1, Hana, Kinu... và nếp, ngành nông nghiệp An Giang cũng đề nghị các địa phương và nông dân tổ chức liên kết sản xuất khi có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, khi sản xuất phải phù hợp với các tiêu chuẩn như 1 phải 5 giảm, SRP, VietGAP, GlobalGAP... và gắn với định hướng tiêu thụ của từng địa phương./.
Thực hiện Chương trình số 41-CTr/TU ngày 7/10/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XVI thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả Kinh tế tập thể (KTTT) trong giai đoạn mới”, Huyện ủy, UBND huyện Tu Mơ Rông luôn quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện tốt để KTTT phát triển. Cùng với đó, UBND huyện kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về...
Sau gần 3 năm thi công, 30 km đầu tuyến (đoạn từ huyện Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam đã chính thức được thông xe đưa vào khai thác.
Hiện nay, nước mắm Phú Quốc là một trong những sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế cho thành phố Phú Quốc, góp phần quảng bá “Du lịch đảo ngọc Phú Quốc.”
Ngày 'Singles' Day' 11-11 đã trở thành một ngày hội mua sắm trực tuyến lớn của các sàn thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam.
Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản hướng dẫn các địa phương xử lý vi phạm trong việc hiến đất, làm đường giao thông, tách thửa, kinh doanh bất động sản trái luật. Theo Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng, những năm gần đây tình trạng phân lô, tách thửa diễn ra mạnh tại các địa bàn như huyện Bảo Lâm và TP Bảo Lộc, nhất là giai đoạn từ năm 2018 - 2021. Hàng chục nghìn thửa đất mới đã được hình thành, không ít trong số đó đã lợi dụng để hình thành các...
Sau thời gian dài ngân sách huyện Hoài Đức (Hà Nội) khó khăn, ảnh hưởng đến quá trình thi công các hạng mục tại các khu đất dịch vụ ,...
Lâm Đồng - Thời gian gần đây, nhiều nông dân đứng ngồi không yên vì tằm bị nhiễm bệnh , ảnh hưởng đến năng suất.
Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định 3 đột phá lớn: Tổ hợp công nghiệp bôxít - nhôm - luyện kim và công...
Quận ủy Kiến An (TP. Hải Phòng) vừa giao Ủy ban Kiểm tra phối hợp với UBND quận này xác minh làm rõ và xử lý vi phạm vụ việc gia đình Chủ tịch UBND phường Lãm Hà xây 9 căn nhà liền kề vi phạm trật tự xây dựng.