Tìm hướng gìn giữ, phát triển nghề nước mắm truyền thống Phú Quốc

06:00 06/03/2023

Hiện nay, nước mắm Phú Quốc là một trong những sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế cho thành phố Phú Quốc, góp phần quảng bá “Du lịch đảo ngọc Phú Quốc.”

Khách du lịch tham quan khu sản xuất nước mắm tại Nhà thùng nước mắm Khải Hoàn trên đảo Phú Quốc. (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)

Nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc hình thành và phát triển hơn 200 năm trên đảo ngọc Phú Quốc, với quy trình sản xuất hoàn toàn tự nhiên được gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ ở thành phố biển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Bà Hồ Kim Liên, Chủ tịch Hội nước mắm Phú Quốc chia sẻ: “Nguồn cá cơm trên vùng biển Phú Quốc được đánh bắt và muối ngay trên tàu, đem về ủ chượp trong thùng gỗ thiên nhiên đặc biệt thời gian 12 - 15 tháng. Sau đó, cho ra thành phẩm nước mắm. Nước mắm Phú Quốc được bảo hộ trong nước năm 2001 và 28 nước liên minh châu Âu bảo hộ vào năm 2012."

Sản phẩm nước mắm truyền thống của Phú Quốc. Nguồn: Vietnam+)

Nghề và làng nghề sản xuất truyền thống này tại địa phương được tỉnh Kiên Giang công nhận năm 2017 và năm 2021, nước mắm Phú Quốc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể, tri thức dân gian” cấp quốc gia.

Hiện nay, nước mắm Phú Quốc là một trong những sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế cho thành phố Phú Quốc, góp phần quảng bá “Du lịch đảo ngọc Phú Quốc,” thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch.”

Hiện nay, Hội nước mắm Phú Quốc có 54 hội viên là chủ nhà thùng, cơ sở sản xuất nước mắm, tập trung ở hai phường Dương Đông và An Thới, với hơn 7.000 thùng ủ chượp cá cơm nguyên liệu, sản lượng từ 20 - 30 triệu lít/năm; trong đó, có 10 hội viên xuất khẩu nước mắm và 7 hội viên có tàu khai thác cá cơm trên ngư trường.

Theo Hội nước mắm Phú Quốc, những năm vừa qua cũng như hiện tại, tình hình sản xuất kinh doanh nước mắm Phú Quốc gặp rất nhiều khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Năm 2022, hơn 70% nước mắm nguyên liệu thô của hội viên không thể tiêu thụ dẫn đến các tàu đánh bắt cá cơm hoạt động cầm chừng, vì không bán được cá cơm và giá dầu lại tăng cao nên ngành nghề này lâm vào tình trạng bấp bênh, ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất nước mắm.

Dự báo năm 2023 tình hình này tiếp tục khó khăn, chưa có tín hiệu cải thiện tích cực, nước mắm vẫn không bán được nhiều. Mặt khác, vốn vay ngân hàng khó khăn, lãi suất tăng cao làm cho nhiều hội viên khó có thể duy trì sản xuất, một số hội viên đang bên bờ vực phá sản…

Nguyên nhân sản phẩm nước mắm Phú Quốc khó tiêu thụ do các công ty lớn tại Tp. Hồ Chí Minh không mua của các đơn vị trung gian nên các đơn vị này không mua nước mắm Phú Quốc; ảnh hưởng đại dịch COVID-19 đã làm giảm sức mua của người tiêu dùng từ 20 - 30%; giá thành nước mắm Phú Quốc cao hơn những loại nước mắm, nước chấm khác trên thị trường.

Việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm nước mắm, xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường trong và ngoài nước còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa được đầu tư sâu, thiếu thị trường truyền thống tiềm năng ổn định...

Bà Hồ Kim Liên, Chủ tịch Hội nước mắm Phú Quốc nhấn mạnh, trước tình hình hết sức khó khăn này, nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc cần có những giải pháp đồng bộ để phát triển bền vững, hiệu quả; trong đó, vấn đề cốt lõi là quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại và tìm ra hướng tiêu thụ nước mắm ổn định, hiệu quả cho hội viên và những nhà thùng khác trên đảo Phú Quốc, nhất là xây dựng được thị trường truyền thống ổn định cho nước mắm Phú Quốc.

Hội nước mắm Phú Quốc đề xuất với cấp thẩm quyền tỉnh Kiên Giang cần tổ chức “Lễ hội nước mắm Phú Quốc năm 2023” với quy mô cấp tỉnh, nhằm quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, tìm hướng tiêu thụ nước mắm Phú Quốc; tích cực tìm đối tác tiêu thụ sản phẩm nước mắm mang tính căn cơ, ổn định, bền vững.

Hội nước mắm Phú Quốc cũng đề xuất hỗ trợ dựng bảng hiệu quảng cáo nước mắm Phú Quốc tại các vị trí tập trung đông người trong và ngoài tỉnh, nhất là trên địa bàn thành phố Phú Quốc nhằm truyền tải thông điệp của một sản phẩm đặc trưng của địa phương đến với khách du lịch trong và ngoài nước.

Theo Hội nước mắm Phú Quốc, vì du khách trong nước và quốc tế hàng năm đến đảo ngọc Phú Quốc tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng… hàng triệu lượt người vì vậy, cần tăng cường truyền thông, quảng bá, giới thiệu đặc sản nước mắm Phú Quốc.

Đồng thời, xây dựng điểm tập trung mua bán nước mắm cho hội viên Hội nước mắm Phú Quốc tại Phú Quốc theo hướng chuyên nghiệp, bài bản, thu hút khách hàng…

Cùng đó, nhiều hội viên Hội nước mắm Phú Quốc kiến nghị tỉnh Kiên Giang sớm có các giải pháp hữu hiệu để nước mắm Phú Quốc phát triển ổn định và bền vững, xứng tầm với một di sản mà ông cha để lại, phát huy văn hóa bản địa của địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố biển đảo Phú Quốc.

Tỉnh cũng cần có cơ chế riêng cho việc xúc tiến thương mại trong và ngoài nước cho sản phẩm nước mắm Phú Quốc; hàng năm, tổ chức “Lễ hội nước mắm” trên đảo Phú Quốc vào dịp lễ 30/4; bố trí cho Hội nước mắm Phú Quốc quỹ đất sạch từ 3 - 5 ha để xây dựng khu tập trung bán nước mắm của hội viên và phục dựng làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống cho khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm, mua đặc sản nước mắm truyền thống Phú Quốc.

Ngoài ra, hướng dẫn, tạo điều kiện cho các hội viên, doanh nghiệp, nhà thùng nước mắm, chủ phương tiện khai thác đánh bắt cá cơm nguyên liệu về thủ tục, quy trình, thực hiện đúng quy định hồ sơ đáp ứng yêu cầu của thị trường châu Âu và những thị trường khác trên thế giới để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nước mắm vào các thị trường này.

Bên cạnh đó, có kế hoạch, giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu cá cơm trên vùng biển Phú Quốc ngày càng sinh sôi, nảy nở, không bị suy kiệt để ổn định và phát triển bền vững, hiệu quả việc sản xuất kinh doanh nước mắm truyền thống Phú Quốc./.

Có thể bạn quan tâm
TPHCM thông tin việc đấu giá gần 3.800 căn tái định cư ở Khu đô thị Thủ Thiêm

TPHCM thông tin việc đấu giá gần 3.800 căn tái định cư ở Khu đô thị Thủ Thiêm

04:10 17/05/2024

Lãnh đạo Sở Xây dựng TPHCM cho biết, chủ trương của thành phố trước đây đã thống nhất chuyển quỹ nhà 3.790 căn này để bán đấu giá nhưng gặp vướng thủ tục. Gần đây, thành phố đã thẩm định giá và quyết định đấu giá trước các lô đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Những người thầy đam mê mang kiến thức tài chính đến với trẻ em Việt

Những người thầy đam mê mang kiến thức tài chính đến với trẻ em Việt

14:20 20/11/2023

Đam mê với công việc gieo mầm kiến thức cho con trẻ, nhất là các em có hoàn cảnh thiệt thòi, các giáo viên tình nguyện Cha-Ching đã và đang...

Tăng trưởng vượt dự báo, bí quyết của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là gì?

Tăng trưởng vượt dự báo, bí quyết của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là gì?

10:10 08/05/2024

Trong quý I/2024, Indonesia tăng trưởng 5,11%, vượt mức 5% mà các nhà kinh tế dự đoán trước đó và cao hơn mức 5,04% đạt được trong quý IV/2023.

Ninh Bình: Loạt dự án nhà ở xã hội giậm chân tại chỗ

Ninh Bình: Loạt dự án nhà ở xã hội giậm chân tại chỗ

19:30 06/05/2023

Ninh Bình - Nhiều dự án nhà ở xã hội đã được tỉnh Ninh Bình quy hoạch, phê duyệt, thậm chí có dự án đã có quyết định chủ trương...

Bắt cựu trưởng Phòng Kinh tế TP Rạch Giá tội lừa đảo

Bắt cựu trưởng Phòng Kinh tế TP Rạch Giá tội lừa đảo

20:40 18/12/2023

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Hoàng Nhi - nguyên trưởng Phòng Kinh tế TP Rạch Giá.

Festival nghề truyền thống Huế: Hồi sinh, phát triển nhiều làng nghề

Festival nghề truyền thống Huế: Hồi sinh, phát triển nhiều làng nghề

18:00 04/05/2023

Festival nghề truyền thống Huế không chỉ là lễ hội tôn vinh nét “Tinh hoa nghề Việt” mà đã góp phần bảo tồn, phát triển và đưa sản phẩm làng nghề truyền thống đến với đông đảo người dân.

Bị người biểu tình Ba Lan 'khóa' 6 cửa khẩu, Ukraine tính đến cách 'nhạy cảm nhất'

Bị người biểu tình Ba Lan 'khóa' 6 cửa khẩu, Ukraine tính đến cách 'nhạy cảm nhất'

07:40 18/02/2024

Những người biểu tình Ba Lan đã phong tỏa 6 cửa khẩu biên giới với Ukraine, đồng thời chặn trạm kiểm soát Krakowiec.

Thiếu máy bay chưa từng thấy; phó cục trưởng ở Bộ Công Thương vừa bị bắt là ai?

Thiếu máy bay chưa từng thấy; phó cục trưởng ở Bộ Công Thương vừa bị bắt là ai?

08:20 07/04/2024

Hoán đổi ngày làm việc để nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4; Tiêu thụ điện tăng chóng mặt; Thông tin đáng chú ý về phó cục trưởng thuộc Bộ Công Thương vừa bị bắt; Sát lễ hàng không thấp thỏm lo thiếu máy bay... là những thông tin đáng chú ý trong tuần qua.

Điểm mới về phân cấp, phân quyền theo Luật đất đai 2024 có lợi cho người dân

Điểm mới về phân cấp, phân quyền theo Luật đất đai 2024 có lợi cho người dân

21:20 25/05/2024

Luật Đất đai 2024 đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, thực hiện cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai , mang lại nhiều lợi ích cho...

Co loi xay ra
Co loi xay ra