Dân số Ấn Độ đạt 1,4 tỉ người vào cuối năm 2022, cao hơn 5 triệu so với Trung Quốc - quốc gia đông dân số nhất thế giới từ năm 1950, khi Liên Hợp Quốc bắt đầu theo dõi dữ liệu.
Ấn Độ đang thu hút sự chú ý của thế giới về dân số và mọi người đều có một câu hỏi cơ bản: Liệu dân số ngày càng tăng của Ấn Độ có thúc đẩy nước này phát triển nhanh hơn không?
Bức tranh toàn cảnh
Nhà kinh tế học phát triển người Ấn Độ gốc Bỉ Jean Dreze chia sẻ: “Việc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới không thay đổi bất cứ điều gì trên thực địa".
Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, tỉ lệ sinh của Ấn Độ đã giảm từ mức trung bình 6 trẻ/phụ nữ vào năm 1964 xuống còn 2,1 trẻ/phụ nữ vào năm 2020.
Theo các chuyên gia, cải thiện về chăm sóc sức khỏe và tuổi thọ tăng có thể khiến Ấn Độ tiếp tục đà tăng dân số trong vài thập kỷ nữa.
Các dự báo dữ liệu dự đoán dân số Ấn Độ tăng dần lên 1,7 tỉ người vào năm 2064 nhưng sau đó giảm mạnh. Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe có trụ sở tại Mỹ dự đoán dân số Ấn Độ có thể giảm xuống còn khoảng 1 tỉ người vào cuối thế kỷ này.
"Tôi không thấy khủng hoảng dân số. Ấn Độ luôn là quốc gia rộng lớn, nền kinh tế đang phát triển và có thể cải thiện điều kiện sống của người dân dù chậm. Và việc gia tăng dân số sẽ không tiếp tục lâu hơn nữa" - ông Dreze nói.
Phóng đại kỳ vọng
Với hơn một nửa dân số Ấn Độ dưới 30 tuổi, một số ý kiến cho rằng những người trẻ nước này mang lại lợi thế cho nền kinh tế dưới dạng "cổ tức nhân khẩu học" - tức tăng trưởng kinh tế nhờ thay đổi cấu trúc tuổi của dân số.
Tuy nhiên, chuyên gia Dreze nhận định, điều này là phóng đại. “Những gì họ không nhận ra là cổ tức nhân khẩu học nói chung đã qua" - ông nói.
Nhà kinh tế chỉ ra, tỉ lệ phụ thuộc của trẻ em và những người già không kiếm được tiền so với những người kiếm được đã giảm đáng kể trong những thập kỷ qua.
"Tỉ lệ phụ thuộc sẽ không giảm nhiều nữa. Chúng ta đã qua giai đoạn đó. Trong tương lai, có thể không có nhiều trẻ em, nhưng sự phụ thuộc của người cao tuổi sẽ tăng lên" - ông lưu ý.
Chất lượng hơn số lượng
Dân số quá đông ở một quốc gia, theo quy luật cung và cầu đơn giản, chắc chắn sẽ gây áp lực lên tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực nhân tạo.
“Dân số tăng nhanh khiến việc xóa đói giảm nghèo, chống đói và suy dinh dưỡng cũng như tăng độ phủ của hệ thống y tế và giáo dục khó khăn hơn” - chuyên gia Li Junhua từ Vụ Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc cho biết.
Dân số Ấn Độ tăng thêm 1 tỉ người trong 70 năm qua, nhưng cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe không phát triển theo tỉ lệ tương xứng và chi phí chăm sóc sức khỏe từ tiền túi của người dân đã tăng lên.
Dù vậy, chi phí chăm sóc sức khỏe ở Ấn Độ vẫn thấp hơn đáng kể so với các quốc gia khác và thu nhập bình quân đầu người đang tăng lên.
Tuy nhiên, phần lớn dân số Ấn Độ tăng từ các khu vực nông thôn và khu vực khó khăn xung quanh lưu vực sông Hằng, trong khi gia tăng thu nhập lại xảy ra ở dân số thành thị.
Bất bình đẳng đang tăng. Về giáo dục, 65% dân số Ấn Độ học xong trung học và đủ điều kiện học cao hơn - một thống kê ấn tượng so với các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, chỉ 1/4 dân số thực sự tham gia các kháa học cao hơn đó.
Hơn nữa, một phần đáng kể dân số của Ấn Độ bị suy dinh dưỡng, không có kỹ năng và bị gạt ra bên lề, do đó không thể đóng góp một cách có ý nghĩa vào sự phát triển của đất nước.
Tỉ lệ có việc làm giảm dần từ năm 2005. Giáo sư kinh tế Jayan Thomas của Học viện Công nghệ Ấn Độ ở Delhi chỉ ra, có sự không phù hợp giữa cung và cầu lao động.
“Khó khăn là tăng trưởng nguồn cung lao động ở Ấn Độ tăng tốc trong thời kỳ độ co giãn của tăng trưởng việc làm đã giảm đáng kể" - ông chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Business World.
"Do tự động hóa và những thay đổi công nghệ khác, việc sản xuất 1 tấn thép hoặc hàng may mặc hiện nay cần ít nhân công hơn so với 2 hoặc 3 thập kỷ trước.
Do đó, Ấn Độ sẽ khó phỏng theo thành công của Trung Quốc trong thu hút lượng lớn lao động vào ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu của mình trong những năm 1990 và 2000" - ông nói thêm.
Thu nhập bình quân đầu người ở Ấn Độ dù đang tăng vẫn thuộc hàng thấp nhất trong tất cả các nước G20.
Tính đến năm 2020, hơn 70% dân số Ấn Độ không đủ khả năng chi trả cho một chế độ ăn uống lành mạnh dù chi phí thực phẩm ở nước này vẫn tương đối thấp so với các nước khác.
Ngoài các chỉ số kinh tế và xã hội quan trọng, Ấn Độ còn tụt hậu nghiêm trọng trong các lĩnh vực khác như mức độ hạnh phúc chung của người dân, tự do báo chí, sự an toàn của phụ nữ và người thiểu số.
"Có dân số đông là một chuyện nhưng để có được lợi thế từ đó, chúng ta cần tập trung vào chất lượng dân số. Và đó là điều Ấn Độ có thể cải thiện" - ông Dreze nói.
Video: Cận cảnh nuôi trồng thử nghiệm thành công nấm quý hiếm Quế Linh Chi Nấm Quế Linh Chi có tên khoa học là Humphreya Endertii, một loài nấm dược liệu thuộc chi nấm Humphreya, họ nấm Linh Chi Ganodermataceae được các nhà nghiên cứu phát hiện trong quá trình đi khảo sát khu hệ nấm Linh Chi tại Vườn Quốc gia (VQG) Phước Bình. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận đã phối hợp với Ban quản lý VQG Phước Bình thực hiện mô hình trồng nấm Quế Linh...
Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản tập trận chung ngoài khơi bán đảo Triều Tiên. Triều Tiên gọi các nước này là “trùm băng đảng” làm tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
Các thượng nghị sĩ Mỹ hôm 8.6 đã giới thiệu hai dự luật trí tuệ nhân tạo (AI) lưỡng đảng riêng biệt trong bối cảnh ngày càng có nhiều người...
Nga công bố những hình ảnh chưa từng thấy về vụ tai nạn máy bay khiến nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin tử nạn năm 1968.
Tuabin điện gió ngoài khơi 16 megawatt lớn nhất thế giới đã đi vào hoạt động ở tỉnh Phúc Kiến, phía đông nam Trung Quốc và kết nối với lưới...
Sự chuẩn bị bài bản của Nga góp phần không nhỏ vào tiến độ chậm chạp của Ukraine trong cuộc phản công mùa xuân.
Các cuộc tấn công bằng drone ở Nga đã bộc lộ những điểm yếu trong hệ thống phòng không thuộc loại tiên tiến nhất thế giới của nước này.
Nga dự kiến đóng hơn 100 tàu chở hàng trong ba năm tới.
'Những ngôi sao xa xôi' vào đề văn kỳ thi lớp 10 Hà Nội năm nay. Các thí sinh nhận xét đề thi không khó, còn giáo viên nói đề an toàn, không có đột phá.