Vì sao drone khiến hệ thống phòng không mạnh nhất thế giới của Nga bối rối?

11:40 03/09/2023

Các cuộc tấn công bằng drone ở Nga đã bộc lộ những điểm yếu trong hệ thống phòng không thuộc loại tiên tiến nhất thế giới của nước này.

Một quân nhân Ukraine điều khiển máy bay không người lái ngày 17-8 - Ảnh: REUTERS

Cuộc chiến bằng máy bay không người lái là một phần không thể thiếu trong cuộc chiến Nga - Ukraine. Cả hai bên thường xuyên khai thác công nghệ này như một phần trong chiến lược quân sự của mình.

Một loạt các cuộc tấn công bằng drone của Ukraine gần đây trên đất Nga đang gây bối rối cường quốc quân sự hàng đầu này.

"Châu chấu đá xe"?

Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington ( Mỹ), các hệ thống phòng không của Nga, thuộc hàng hiện đại nhất thế giới, được hàng chục quốc gia sử dụng và nhiều nước đã phát triển các biến thể của chúng .

Nghiên cứu cho biết lực lượng phòng thủ này hoạt động theo hệ thống "ba tầng", sắp xếp vũ khí với phạm vi khác nhau để khó bị xâm nhập.

Ông Samuel Bendett, nhà phân tích và chuyên gia về các hệ thống quân sự không người lái và robot tại Đại học New York (Mỹ), cho biết: “Nga tự hào về việc có hệ thống phòng thủ nhiều tầng trước khi xảy ra cuộc chiến ở Ukraine. Hệ thống tác chiến bằng điện tử cảm biến, các tổ hợp tên lửa đất đối không, các phương tiện chuyển hóa động năng thành điện cung cấp cho hệ thống, radar, có thể xác định và ngăn chặn mọi mối đe dọa”.

Nhưng ông Bendett nhận xét: "Hầu hết các hệ thống phòng thủ này được xây dựng để xác định và tiêu diệt các mục tiêu lớn hơn như tên lửa, trực thăng, chiến đấu cơ. Nhiều hệ thống phòng thủ không thực sự hướng tới việc xác định các drone nhỏ hơn".

Vào tháng 7, máy bay không người lái đã tấn công và làm hư hại 2 tòa nhà ở trung tâm Matxcơva, mặc dù tòa nhà lân cận có hệ thống tên lửa Pantsir S-1 siêu tiên tiến trên mái, một báo cáo cho biết .

Ông Bendett giải thích: “Việc phòng thủ như vậy không bao giờ là tuyệt đối, luôn có những khoảng trống có thể bị khai thác”.

Ukraine tập trung sản xuất 6 loại drone

Bộ Quốc phòng Anh cho biết số lượng máy bay không người lái tấn công mục tiêu cho thấy Nga có thể đang gặp khó khăn trong việc phát hiện và tiêu diệt chúng, điều này cũng có nghĩa là Nga trong chừng mực nào đó phải suy nghĩ lại về chiến lược phòng không của mình.

Ông Bendett cho biết Ukraine đã cải thiện đáng kể ngành công nghiệp sản xuất máy bay không người lái trong nước xuyên suốt từ đầu cuộc chiến đến giờ. Có khả năng họ sẽ sản xuất tới 6 loại máy bay không người lái tầm xa khác nhau để tấn công Nga.

Trong thực tế Ukraine bị ràng buộc chỉ có thể sử dụng máy bay không người lái của mình để tấn công bên trong lãnh thổ Nga, vì NATO hạn chế sử dụng vũ khí trên lãnh thổ Nga.

Các sân bay và các địa điểm khác nằm sâu trong lãnh thổ Nga đã hứng chịu nhiều cuộc tấn công bằng máy bay không người lái bùng nổ trong những tuần gần đây - với một đợt đánh phá dữ dội vào đêm 29-8, nhắm tới 5 địa điểm cách biệt.

Trong một màn biểu diễn ngoạn mục, drone của Ukraine đã bắn phá một sân bay ở thành phố Pskov ở phía tây bắc nước Nga, làm nổ tung 4 máy bay vận tải quân sự Ilyushin Il-76, theo hãng truyền thông nhà nước TASS .

Bộ Quốc phòng Anh gọi đây là “cuộc tấn công lớn nhất nhằm vào Nga kể từ khi bắt đầu xung đột”.

Có thể bạn quan tâm
Kẻ gian vẫn ngày đêm tiêu diệt đàn cò nhạn quý hiếm

Kẻ gian vẫn ngày đêm tiêu diệt đàn cò nhạn quý hiếm

18:30 15/04/2023

Cực khổ bảo vệ suốt 18 năm, cò nhạn quý hiếm mới kéo về trú ngụ, 'đàn con cưng' của lão nông Hai Chìa (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) lại bị kẻ gian tiêu diệt.

Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc vận hành tuabin điện gió lớn nhất thế giới

Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc vận hành tuabin điện gió lớn nhất thế giới

11:20 21/07/2023

Tuabin điện gió ngoài khơi 16 megawatt lớn nhất thế giới đã đi vào hoạt động ở tỉnh Phúc Kiến, phía đông nam Trung Quốc và kết nối với lưới...

3 giải pháp dẹp nhanh bãi rác khổng lồ phủ đầm nước mặn Sa Huỳnh

3 giải pháp dẹp nhanh bãi rác khổng lồ phủ đầm nước mặn Sa Huỳnh

14:40 12/08/2023

Chính quyền thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đang đưa ra ba giải pháp cùng lúc để xử lý ô nhiễm khủng khiếp ở phường Phổ Thạnh.

Ngư dân Đà Nẵng bắt được loài cá đắt nhất như vàng

Ngư dân Đà Nẵng bắt được loài cá đắt nhất như vàng

18:00 08/08/2023

Ngày 8.8, UBND phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) cho biết một ngư dân bắt được cá Sủ vàng đặc biệt quý hiếm.

Người dân Sơn La phấn khởi khi Quảng trường Tây Bắc được lắp wifi miễn phí

Người dân Sơn La phấn khởi khi Quảng trường Tây Bắc được lắp wifi miễn phí

14:00 22/04/2023

TP Sơn La vừa triển khai cung cấp hệ thống wifi miễn phí tốc độ cao tại khu vực Quảng trường Tây Bắc, đáp ứng lượng truy cập cùng lúc...

Thừa Thiên-Huế: Tái thả cá thể vích quý hiếm nặng khoảng 100kg về biển

Thừa Thiên-Huế: Tái thả cá thể vích quý hiếm nặng khoảng 100kg về biển

15:00 16/03/2023

Khoảng 7 giờ 30 ngày 16/3, đại diện chính quyền địa phương và Đồn Biên phòng Lăng Cô, Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế, đã làm thủ tục để tái thả cá thể vích này trở lại môi trường biển.

Rùa biển quý hiếm xuất hiện tại vùng biển Cô Tô

Rùa biển quý hiếm xuất hiện tại vùng biển Cô Tô

09:30 22/08/2023

Rùa biển quý hiếm xuất hiện tại vùng biển Cô Tô (Quảng Ninh) Anh Ngô Gia Mạnh (20 tuổi) ở xã Đông Tiến (huyện Cô Tô, Quảng Ninh) là người đầu tiên phát hiện rùa biển quý hiếm khi cùng nhóm bạn đi thuyền ra bãi biển Đông, thuộc đảo Cô Tô con, xã Đồng Tiến. Anh Ngô Gia Mạnh cho biết, rùa nặng khoảng 20 kg, ngoi lên mặt nước 3 lần và lần lâu nhất ở trên mặt nước khoảng 15 phút. Hình ảnh cùng các đoạn video được nhóm ghi lại và đăng trên mạng...

Trung Quốc phóng thành công tên lửa đẩy Chu Tước 2 lên vũ trụ

Trung Quốc phóng thành công tên lửa đẩy Chu Tước 2 lên vũ trụ

21:20 12/07/2023

Tên lửa Chu Tước 2 do công ty tên lửa LandSpace của Trung Quốc phát triển, là tên lừa đầu tiên trên thế giới vận hành bằng nhiên liệu oxygen-methane lỏng và đi thành công vào quĩ đạo dự kiến.

Khai trương Bảo tồn Sinh vật và Bảo vệ Thiên nhiên tại Sở thú Leipzig

Khai trương Bảo tồn Sinh vật và Bảo vệ Thiên nhiên tại Sở thú Leipzig

23:30 06/07/2023

Đây là một trong những nỗ lực của Đức nhằm giám sát chặt chẽ đa dạng sinh học, vùng sống của các loài động, thực vật, đảm bảo sự tăng trưởng trước nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới.

Co loi xay ra
Co loi xay ra