Phòng tuyến khổng lồ của Nga chống Ukraine phản công

07:00 05/07/2023

Sự chuẩn bị bài bản của Nga góp phần không nhỏ vào tiến độ chậm chạp của Ukraine trong cuộc phản công mùa xuân.

Ảnh chụp màn hình video được Bộ Quốc phòng Nga đăng tải hôm 5-6

Phòng tuyến 4 lớp trải dài 1.000km

Theo báo Washington Post, để đối phó với đà tiến công của quân đội Kiev, các lực lượng Nga đã xây dựng một phòng tuyến khổng lồ, kéo dài gần 1.000km với 3 - 4 lớp hầm hào, công sự.

Bên cạnh những hào chiến đấu được gia cố bằng bê tông và hầm chỉ huy kiên cố, các kỹ sư quân sự Nga đã rải khắp chiến trường lượng lớn hàng rào dây thép gai, hố bẫy, chông chống xe tăng và những bãi mìn phức tạp trên một diện tích rộng lên đến 125.000km2.

  • Tin tức thế giới 4-7: Phản công của Ukraine chậm lại; Giá dầu giảmĐỌC NGAY

Bên cạnh đó, năng lực hậu cần cho tiền tuyến của Nga cũng đã được cải thiện. Điều này từng là một trong những nguyên nhân chính khiến Nga để mất Kherson vào năm 2022, khi thành phố này bị chia cắt khỏi phần lãnh thổ Nga kiểm soát bởi con sông Dnipro.

Những chuẩn bị lớp lang này tạo cản trở lớn cho quân đội Ukraine, nhất là tại vùng Donetsk.

Một phần không nhỏ khu vực này đã thuộc quyền kiểm soát của các lực lượng thân Nga suốt nhiều năm qua, nên cũng giúp quân đội Nga đóng ở đây nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân địa phương hơn các nơi khác.

Những chướng ngại vật trên buộc quân đội Ukraine phải dàn mỏng lực lượng của mình để đối phó với 360.000 quân Nga đang được triển khai ngoài tiền tuyến. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn kỳ vọng các lực lượng Ukraine sẽ vượt qua tất cả hàng phòng thủ.

Báo Washington Post dẫn lời một quan chức Lầu Năm Góc: "Các bãi mìn chỉ có thể làm chậm, chứ không thể đánh bại một cuộc tấn công".

Nga đã điều chỉnh chiến thuật, phát huy ưu thế vượt trội về vũ khí

Một đoàn xe tăng Nga đang di chuyển ở vùng Zaporizhzhia hồi tháng 7-2022 - Ảnh: REUTERS

Theo cựu Tư lệnh Bộ Tư lệnh lực lượng liên quân Anh Richard Barrons, quân đội Nga đã rút được nhiều bài học xương máu từ lần phản công trước của Ukraine.

Cụ thể, Nga đã cải thiện được khả năng phản công và sử dụng máy bay không người lái (drone). Các lực lượng nước này cũng đã ý thức hơn trong việc giữ các cơ sở quan trọng như sở chỉ huy, điểm tập kết đạn dược khỏi tầm pháo kích của Ukraine.

Trong giai đoạn đầu của "chiến dịch quân sự đặc biệt", các đoàn xe tiếp viện của Nga thường trải dài nhiều kilômet lồ lộ trên đường, biến chúng thành những mục tiêu dễ dàng cho pháo và drone của Kiev.

Ông Barrons phân tích: "Quân đội Nga cũng đã cải thiện khả năng tấn công khi phát hiện pháo binh và xe tăng của Ukraine. Cộng các điều trên lại, ta có thể thấy mọi thứ sẽ khó hơn cho Ukraine so với năm 2022".

Theo Hãng tin AP, một trong những cải tiến quan trọng của Nga là biến một lượng lớn bom từ thời Liên Xô thành bom lượn - loại bom không động cơ nhưng vẫn có thể đánh trúng mục tiêu ở xa nhờ các đặc điểm khí động học.

  • Mỹ sẽ viện trợ 'bom chùm' cho Ukraine?ĐỌC NGAY

Một số blogger quân sự của Nga từng khẳng định số bom này có phạm vi đánh trúng lên đến 70km cách vị trí được thả, tạo điều kiện để Matxcơva tăng cường tấn công mà không lo khả năng máy bay bị bắn hạ.

Bên cạnh đó, nhà phân tích quân sự người Ukraine Oleh Zhdanov khẳng định Nga đang tăng cường triển khai kho vũ khí từ thời Chiến tranh Lạnh.

Dù một số trong đó có độ tuổi lên đến 70 năm, chúng vẫn có thể mang lại thiệt hại lớn cho Ukraine nếu được sử dụng đúng cách.

Tại vùng Zaporizhzhia, chiến thuật đặt các xe tăng đã lạc hậu làm vũ khí cố định như các khẩu pháo trên phòng tuyến của Nga đang phát huy tác dụng.

Một số cải tiến khác đang được Nga áp dụng có thể kể đến như lớp ngụy trang nhiệt tốt hơn cho xe tăng, việc triển khai pháo binh ở nhiều nơi diễn ra nhanh gọn hơn…

Hãng tin AP cho biết các cải tiến trong tác chiến điện tử của Nga đã giúp phá hủy khoảng 10.000 drone của Ukraine, cũng như giúp Matxcơva bắt sóng và giải mã các giao tiếp chiến thuật của đối thủ trong thời gian thực.

Hơn hết, Nga đã có thể đánh chặn các loại pháo tự hành dẫn đường bởi tín hiệu GPS của các nước phương Tây, tiêu biểu là pháo HIMARS do Mỹ sản xuất.

Ukraine chưa phản công hết sức?

Ông Mykhailo Podolyak - cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - khẳng định mục tiêu hiện tại của Kiev là tìm điểm yếu của lực lượng Nga, suy yếu hàng phòng thủ và tận dụng "cẩn thận" các nguồn lực của mình.

Ông Podolyak giải thích: "Do đó, giai đoạn này có thể được xem là khó khăn và cần thái độ kiên nhẫn hơn từ những người quan sát".

Báo Washington Post cũng dẫn lời một quan chức quân đội Mỹ cho biết Ukraine cần "vượt qua hàng phòng thủ ban đầu" trước khi bung hết sức mạnh của mình nhằm vào quân Nga.

Người này chia sẻ: "Bạn không đẩy hết quân của mình ra chiến trường cho đến khi bạn biết được đánh vào đâu sẽ thành công nhất. Quân đội Ukraine cần tìm ra nơi yếu nhất trên phòng tuyến của Nga".

Có thể bạn quan tâm
Hành trình tìm con của những nhân viên y tế hiếm muộn

Hành trình tìm con của những nhân viên y tế hiếm muộn

11:10 11/07/2023

TP Hồ Chí Minh - Hành trình tìm con gian nan và quả ngọt “ươm mầm hạnh phúc” của những cặp vợ chồng nghèo chưa bao giờ dễ dàng. Gánh...

Thừa Thiên-Huế: Tái thả cá thể vích quý hiếm nặng khoảng 100kg về biển

Thừa Thiên-Huế: Tái thả cá thể vích quý hiếm nặng khoảng 100kg về biển

15:00 16/03/2023

Khoảng 7 giờ 30 ngày 16/3, đại diện chính quyền địa phương và Đồn Biên phòng Lăng Cô, Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế, đã làm thủ tục để tái thả cá thể vích này trở lại môi trường biển.

Hàn Quốc là quốc gia có chi phí nuôi con cao nhất thế giới

Hàn Quốc là quốc gia có chi phí nuôi con cao nhất thế giới

05:00 02/05/2023

Nghiên cứu cho thấy chi phí nuôi dạy một trẻ đến tuổi 18 của Hàn Quốc cao gấp gần 8 lần so với mức thu nhập bình quân trên đầu người, đây là mức cao nhất trên thế giới.

Vượt Trung Quốc, Ấn Độ trở thành nước đông dân nhất thế giới

Vượt Trung Quốc, Ấn Độ trở thành nước đông dân nhất thế giới

07:30 16/04/2023

Tăng thêm trung bình 36.470 người mỗi ngày, với dân số 1.425.782.975 người tính đến ngày 14/4, Ấn Độ đã vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.

Phát hiện nấm quý hiếm Quế Linh Chi và nuôi trồng thành công

Phát hiện nấm quý hiếm Quế Linh Chi và nuôi trồng thành công

15:10 30/07/2023

Video: Cận cảnh nuôi trồng thử nghiệm thành công nấm quý hiếm Quế Linh Chi Nấm Quế Linh Chi có tên khoa học là Humphreya Endertii, một loài nấm dược liệu thuộc chi nấm Humphreya, họ nấm Linh Chi Ganodermataceae được các nhà nghiên cứu phát hiện trong quá trình đi khảo sát khu hệ nấm Linh Chi tại Vườn Quốc gia (VQG) Phước Bình. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận đã phối hợp với Ban quản lý VQG Phước Bình thực hiện mô hình trồng nấm Quế Linh...

Ấn Độ đông dân nhất thế giới: Đông có song hành với mạnh

Ấn Độ đông dân nhất thế giới: Đông có song hành với mạnh

11:00 06/03/2023

Dân số Ấn Độ đạt 1,4 tỉ người vào cuối năm 2022, cao hơn 5 triệu so với Trung Quốc - quốc gia đông dân số nhất thế giới từ...

Vì sao drone khiến hệ thống phòng không mạnh nhất thế giới của Nga bối rối?

Vì sao drone khiến hệ thống phòng không mạnh nhất thế giới của Nga bối rối?

11:40 03/09/2023

Các cuộc tấn công bằng drone ở Nga đã bộc lộ những điểm yếu trong hệ thống phòng không thuộc loại tiên tiến nhất thế giới của nước này.

Rùa biển quý hiếm xuất hiện tại vùng biển Cô Tô

Rùa biển quý hiếm xuất hiện tại vùng biển Cô Tô

09:30 22/08/2023

Rùa biển quý hiếm xuất hiện tại vùng biển Cô Tô (Quảng Ninh) Anh Ngô Gia Mạnh (20 tuổi) ở xã Đông Tiến (huyện Cô Tô, Quảng Ninh) là người đầu tiên phát hiện rùa biển quý hiếm khi cùng nhóm bạn đi thuyền ra bãi biển Đông, thuộc đảo Cô Tô con, xã Đồng Tiến. Anh Ngô Gia Mạnh cho biết, rùa nặng khoảng 20 kg, ngoi lên mặt nước 3 lần và lần lâu nhất ở trên mặt nước khoảng 15 phút. Hình ảnh cùng các đoạn video được nhóm ghi lại và đăng trên mạng...

Đắk Lắk phát động phong trào thi đua chuyển đổi số sâu rộng

Đắk Lắk phát động phong trào thi đua chuyển đổi số sâu rộng

09:30 13/03/2023

Ngày 13.3, UBND tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã ban hành Kế hoạch phát động Phong trào thi đua “ Chuyển đổi số giai đoạn 2023 - 2025” trên địa...

Co loi xay ra
Co loi xay ra