Trong 9 ngày nghỉ lễ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận 33 ca cấp cứu do tai nạn pháo nổ. Trong đó có nhiều trường hợp chấn thương nghiêm trọng như mù mắt, giập nát chi thể...
Tết Nguyên đán đã khép lại, nhưng những hậu quả do pháo nổ đã để lại nhiều thương tổn cho các nạn nhân. Nạn nhân chủ yếu là thanh thiếu niên và trẻ em, nhiều trường hợp bị thương nặng để lại di chứng lâu dài, thậm chí phải phẫu thuật cấp cứu.
Đáng chú ý, không ít tai nạn xảy ra do sử dụng pháo tự chế hoặc tham gia đốt pháo trái phép, gây nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà còn cho những người xung quanh.
Điển hình như trường hợp anh C.V.C. (37 tuổi, Nghệ An) vào cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức ngày 31-1 (mùng 3 Tết) do tai nạn pháo nổ.
Tai nạn khiến anh C. mù mắt, hàm mặt sưng nề, gãy 1/3 dưới xương cánh tay phải và gãy phức tạp 2 xương cẳng tay phải, vết thương bàn tay trái. Đây là một ca chấn thương nặng, đe dọa khả năng vận động và sinh hoạt bình thường của anh.
Cũng gặp tai nạn do pháo nổ, nam thanh niên N.H.H. (24 tuổi, Vĩnh Phúc) nhập viện vào ngày 29-1 (mùng 1 Tết). Tai nạn khiến anh H. giập nát, trật hở bàn ngón II tay phải. Chấn thương này không chỉ đau đớn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và sinh hoạt hằng ngày.
Còn anh L.B.Đ. (32 tuổi, Thái Bình) nhập viện vào ngày 25-1 (26 Tết). Tai nạn pháo nổ khiến anh Đ. giập nát bàn tay phải, vết thương bàn tay trái.
Tai nạn pháo nổ không chỉ gây ra những vết thương đau đớn mà còn có thể để lại di chứng vĩnh viễn, làm thay đổi cuộc sống của người bị nạn - Ảnh: BVCC
Đó chỉ là 3 ca bệnh trong số 33 trường hợp gặp tai nạn pháo nổ trong dịp Tết Ất Tỵ điều trị tại Bệnh viện Việt Đức. Theo các bác sĩ, pháo nổ là mối nguy hiểm tiềm ẩn có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là tay và mắt.
Hậu quả của những tai nạn này không chỉ là vết thương, mà còn là mất đi khả năng lao động và sinh hoạt bình thường. Những chấn thương này có thể để lại di chứng vĩnh viễn.
Những tai nạn do pháo nổ gây ra đang ngày càng gia tăng, đặc biệt trong dịp Tết.
Mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận nhiều ca cấp cứu do pháo, để lại hậu quả nặng nề, làm thay đổi cuộc sống của các nạn nhân.
Mặc dù đã có nhiều cảnh báo, nhưng thực tế số ca tai nạn do pháo nổ vẫn tiếp tục gia tăng mỗi dịp Tết, trở thành hồi chuông báo động về tình trạng vi phạm quy định và chủ quan trong việc sử dụng pháo.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, khi xảy ra tai nạn, cần sơ cứu đúng cách và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Để tránh rủi ro nhiễm trùng vết thương, người dân không nên tự ý đắp lá vào vết thương, cần đến kiểm tra và khám định kỳ tại các cơ sở y tế.
Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.
Với tinh thần 'không ai bị bỏ lại phía sau', Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho bệnh nhân trên toàn quốc.
Số ca an tử tại Bỉ tăng báo động trong năm 2024 với gần 4.000 ca, trung bình 11 ca mỗi ngày, phản ánh sự thay đổi trong quan điểm của người Bỉ về 'cái chết êm ái'.
Sau một học sinh lớp 2 tại Quảng Nam chết vì sốt kéo dài nhưng không được tới cơ sở y tế điều trị kịp thời, sáng 9-3 có thêm một trường hợp tử vong.
Đừng để người tiêu dùng mãi 'xé túi mù' với niềm tin vào sản phẩm mà họ đã xem người nổi tiếng quảng cáo quá lố.
Một trạm hiến máu ở Đài Đông (Đài Loan) tặng gà nướng cho người đến hiến máu để tháo gỡ tình trạng cạn kiệt.
Nam thanh niên 20 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng liệt tứ chi, không thể đi lại. Nguyên nhân được xác định là do sử dụng thuốc bột không rõ nguồn gốc, thành phần để trị nhiệt miệng.
Ngày 3-3, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ Y tế phát động chiến dịch truyền thông 'Bảo vệ bé từ những bước đầu tiên', nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của vắc xin rota trong việc phòng ngừa tiêu chảy do vi rút.
Kể từ ngày 1-3, hơn 1.500 nhân sự Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP.HCM sẽ sáp nhập vào Sở Y tế thành Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bảo trợ xã hội.