Ngày 17/5, thông báo của Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết, nước này tiếp quản vai trò Chủ tịch Nhóm 8 nước Hồi giáo đang phát triển (D8) từ Bangladesh trong tháng 5 và sẽ đảm nhiệm đến cuối năm 2025.
Ai Cập làm Chủ tịch luân phiên nhóm 8 nước Hồi giáo đang phát triển, ưu tiên trao quyền cho phụ nữ và thanh niên |
Logo của D8, nhóm gồm 8 quốc gia đông dân theo đạo Hồi là Ai Cập, Bangladesh, Indonesia, Malaysia, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Nigeria và Pakistan. (Nguồn: Ahram Online) |
Theo hãng tin Ahram Online, Đại diện của Ai Cập tại Nhóm D8, Đại sứ Ragi Al-Etreby, cho biết, những ưu tiên của Cairo trong nhiệm kỳ Chủ tịch D8 bao gồm trao quyền cho phụ nữ và thanh niên, thông qua các sáng kiến liên quan đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
Tin liên quan |
Bữa ăn Bữa ăn 'xả chay' trong Lễ Ramadan của người Hồi giáo thời ‘vật giá leo thang’ tốn bao nhiêu tiền? |
Ngoài ra, quốc gia châu Phi cũng đặt mục tiêu thúc đẩy công nghệ thông tin và truyền thông để đẩy mạnh sự phát triển và trao đổi thương mại.
Cũng theo Đại sứ Al-Etreby, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi có kế hoạch tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên và thiết lập mạng lưới các cơ sở đào tạo ngoại giao cũng như các trung tâm nghiên cứu kinh tế.
Bên cạnh đó, Cairo cũng sẽ ủng hộ những nỗ lực của Nhóm D8 nhằm thành lập một trung tâm dành cho các SME, cùng một quỹ được thiết kế đặc biệt để tài trợ cho các dự án phù hợp với tiêu chuẩn phát triển bền vững.
Đại sứ Al-Etreby lưu ý thêm, Ai Cập sẽ hướng tới việc kích hoạt sáng kiến thành lập ngân hàng hạt giống, qua đó góp phần thúc đẩy các tiến bộ trong nông nghiệp bền vững.
D8 là tổ chức hợp tác kinh tế của 8 quốc gia đông dân theo đạo Hồi, bao gồm Ai Cập, Bangladesh, Indonesia, Malaysia, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Nigeria và Pakistan.
Nhóm được thành lập theo Tuyên bố ngày 15/6/1997 của các nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ các nước thành viên tại Hội nghị thượng đỉnh ở thủ đô Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ.
D8 đặt mục tiêu nâng cao vị thế các quốc gia thành viên trong nền kinh tế toàn cầu, tăng cường tham gia vào tiến trình ra quyết định ở cấp quốc tế, đa dạng hóa và tạo ra những cơ hội mới trong quan hệ thương mại, cũng như cải thiện mức sống cho người dân các nước thành viên.
Hiện nhóm này dành ưu tiên hợp tác cho 5 lĩnh vực là thương mại, nông nghiệp và an ninh lương thực; hợp tác công nghiệp và các SME; giao thông vận tải; năng lượng và khoáng sản.
Tổng thống Brazil Lula bị ngã trong phòng tắm tại dinh thự, gây chấn thương đầu và phải hủy chuyến đi tới Nga dự hội nghị thượng đỉnh BRICS.
Truyền thông Iran đưa tin nước này đã tập kích hai căn cứ nhóm vũ trang Jaish al-Adl ở Pakistan, động thái vấp phải sự phản đối từ Islamabad.
Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro khẳng định, các nhân viên ngoại giao nước này sẽ không trở lại Ecuador cho đến khi luật pháp quốc tế “được khôi phục hoàn toàn”.
Ngày 8/9, lực lượng Hezbollah đã tấn công nhằm vào các căn cứ quân sự của Israel gần biên giới Lebanon. Ở một diễn biến khác, một vụ xả súng khiến 3 người thiệt mạng đã xảy ra tại cửa khẩu giữa Bờ Tây và Jordan.
Nga tuyên bố bắn hạ bất kỳ tiêm kích F-16 nào được chuyển cho Ukraine, cho rằng loại vũ khí này ít tác động tới cục diện chiến trường.
Mexico kêu gọi LHQ loại Ecuador khỏi tổ chức để phản đối vụ cảnh sát nước này đột kích đại sứ quán ở Quito.
Nga phá hủy cơ sở sản xuất UAV của Ukraine, MFP phản đối đề xuất thủ tướng của Pheu Thai, chính quyền quân sự Niger triệu Đại sứ ở Bờ Biển Ngà… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Ngày 10/10, Washington tuyên bố cắt hơn 500 triệu USD viện trợ cho Niger, sau khi nhận định việc chính quyền quân sự nước này lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum là đảo chính.
Tiếp Đại sứ Nguyễn Nam Tiến đến chào từ biệt, Chủ tịch Quốc hội Tulia Ackson khẳng định Tanzania luôn ủng hộ phát triển quan hệ ngày càng sâu rộng với Việt Nam.