Công trình dịch 'Đại Việt sử ký toàn thư' ra tiếng Nga có ý nghĩa to lớn, không chỉ đối với việc nghiên cứu về Việt Nam ở Nga, mà còn góp phần thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam-Nga phát triển hơn nữa.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga, ngày 15/3, Viện Trung Quốc và các quốc gia châu Á đương đại thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga đã tổ chức buổi giới thiệu công trình khoa học tập thể của nhóm 5 học giả dịch, bình luận và xuất bản trọn bộ 8 tập biên niên lịch sử của Việt Nam “Đại Việt sử ký toàn thư” từ tiếng Hán ra tiếng Nga.
Tham gia sự kiện có ông Kirill Vladimirovich Babaev, Quyền Giám đốc Viện Trung Quốc và các quốc gia châu Á đương đại, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, các học giả tham gia dự án biên dịch tác phẩm, các học giả, chuyên gia hàng đầu nghiên cứu về Việt Nam và khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cùng đông đảo các bạn sinh viên Nga quan tâm đến lịch sử, văn hóa Việt Nam.
Phát biểu chào mừng buổi giới thiệu, quyền Giám đốc Viện Trung Quốc và các quốc gia châu Á đương đại Babaev nhấn mạnh công trình khoa học nói trên có ý nghĩa to lớn, không chỉ đối với việc nghiên cứu về Việt Nam ở Nga, mà còn góp phần thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga phát triển hơn nữa.
Ông Babaev khẳng định công trình khoa học này được xem là quan trọng nhất trong vài thập kỷ trở lại đây đối với ngành Đông phương học của Nga.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại sự kiện, nhà nghiên cứu cấp cao Andrey Lvovich Fedorin, người đứng đầu nhóm biên dịch tác phẩm lịch sử nói trên, cho biết những ý tưởng và bước đi đầu tiên cho dự án này xuất hiện từ những năm 1990, trải qua 30 năm dự án mới được hoàn thành trọn vẹn.
Theo ông Fedorin, công việc biên dịch một tác phẩm lịch sử quan trọng như trên là rất khó khăn, nhưng nhóm của ông làm việc với niềm đam mê tìm hiểu lịch sử Việt Nam và mong muốn đưa những kiến thức này đến gần hơn với những người quan tâm ở Nga.
Về phần mình, bà Elena Yakovleva Aleksandrovna, Phó Giáo sư Đại học Quan hệ Quốc tế Moskva (MGIMO), nhấn mạnh 8 tập sách được biên dịch sẽ là sách giáo khoa cho các trường đại học ở Nga.
Theo bà Elena, nếu không có lịch sử thì sẽ không có hiện tại. Có rất nhiều vấn đề lịch sử trong tác phẩm nói trên vẫn có giá trị cho tới tận ngày nay, bởi vì những vấn đề mang tính bản sắc dân tộc và quốc gia sẽ không bao giờ thay đổi, mà chỉ phát triển dần dần theo thời gian.
Trong các phát biểu tại sự kiện, nhiều chuyên gia, học giả Nga đã chia sẻ ấn tượng sâu sắc của mình đối với công trình đồ sộ nói trên, đồng thời gửi những lời chúc mừng tới các đồng nghiệp của mình./.
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh Tuần lễ Malaysia Madani là dịp để hai nước Việt Nam-Malaysia hướng đến một tương lai của tình bạn, hợp tác và thịnh vượng, xây đắp tình hữu nghị bền vững.
Trung tâm Y tế Quận 6 để hai bác sĩ dự phòng chưa có chứng chỉ hành nghề khám mắt và răng, bác sĩ y học cổ truyền khám nhi và tai mũi họng cho học sinh tại trường Tiểu học Bình Tiên.
Ngày 19-9, Trạm xá Quân dân y hữu nghị Việt Nam - Lào (xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) thông tin vừa kịp thời hỗ trợ, cứu thành công 4 cháu bé người Lào bị ngộ độc nấm rừng.
Hình ảnh chiếc máy ảnh cũ kỹ, với đầy vết sứt sẹo, bụi đất Lạng Sơn như lúc nó được tìm thấy bên thi thể nhà báo Takano Isao trong lễ tưởng niệm 44 năm ngày mất của nhân chứng quả cảm này khiến ai ai cũng xúc động.
Ngày 31.5, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, Khoa Hồi sức tích cực - Cấp cứu Nhi, Trung tâm Nhi của bệnh viện vừa cứu sống bệnh nhi Đoàn Gia B. (9 tuổi, quê Quảng Bình) khỏi cơn nguy kịch vì bị viêm cơ tim tối cấp, suy tim nguy kịch.
Hướng tới kỷ niệm 110 năm ngày sinh anh hùng liệt sĩ Lý Tự Trọng (20/10/1914 – 20/10/2024), tuổi trẻ Hà Tĩnh đã tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội ý nghĩa.
Chị Hà Thị Giang Thảo - Bí thư Tỉnh Đoàn Gia Lai công bố và trao quyết định số 651 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về việc công nhận anh Nguyễn Chí Hiếu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Gia Lai khóa XV, nhiệm kỳ 2022-2027.
Áp lực thi đỗ, học tập triền miên, ngủ ít hoặc thất thường, thời tiết nắng nóng gây mất nước và khoáng chất khiến sĩ tử có nguy cơ đau đầu, căng thẳng.
Đã 48 ngày liên tục, không kể thứ bảy, chủ nhật hay các ngày nghỉ lễ, nhóm của anh Khương gạo sáng tối đưa 'giọt nước nghĩa tình' đến tận các hộ dân thiếu nước trong thời gian qua.