Tối 4-11, Hội đồng Thương hiệu quốc gia tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần 9, với chủ đề 'Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh'.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho hay kỳ xét chọn năm nay đã công nhận 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm có đủ điều kiện đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, tăng 18 doanh nghiệp và 34 sản phẩm so với kỳ xét chọn trước, cao nhất từ trước đến nay.
Qua chương trình, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Việt đã ý thức được vai trò, tầm quan trọng của thương hiệu - được xem như là "chìa khóa" giúp gia tăng giá trị sản phẩm, giá trị doanh nghiệp, bảo đảm phát triển bền vững.
Đặc biệt trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh đang diễn ra mạnh mẽ và là xu thế chủ đạo. Doanh nghiệp đã chú trọng hơn cho xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế, vai trò tiên phong, tạo hiệu ứng lan tỏa, dẫn dắt.
Phát biểu tại chương trình, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang tính chiến lược, là sứ mệnh của tất cả chúng ta với sự kiên trì, nỗ lực và sáng tạo không ngừng nghỉ; trong đó, việc xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia là một trong những nội dung cốt lõi.
Đặc biệt, với 190 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024 đều có kết quả kinh doanh ấn tượng với tổng doanh thu năm 2023 đạt 2,4 triệu tỉ đồng, tổng nộp ngân sách nhà nước khoảng 150.000 tỉ đồng.
Các doanh nghiệp đã bảo đảm công ăn, việc làm cho trên 600.000 lao động và người dân, tích cực tham gia vào các hoạt động an sinh xã hội.
Qua 20 năm, số doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia tiếp tục tăng qua các năm. Từ 30 doanh nghiệp năm 2008 lên 190 doanh nghiệp năm 2024. Điều này đóng góp xây dựng Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Bằng chứng là đánh giá của Brand Finance, trong những năm gần đây, Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc.
Việt Nam lọt vào Top 100 quốc gia có thương hiệu mạnh, và là quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2019-2022.
Giá trị thương hiệu của Việt Nam năm 2024 được xếp thứ 32/193 quốc gia được đánh giá, đạt 507 tỉ USD, tăng 1 bậc về thứ hạng và tăng 2% về giá trị so năm 2023.
Kết quả đạt được cũng cho thấy, trong bối cảnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu, các doanh nghiệp Việt với khả năng sáng tạo của mình có thể tận dụng cơ hội này để vươn lên, đóng vai trò tích cực trong sự chuyển dịch toàn cầu.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp cần không ngừng tập trung khai thác cơ hội từ xu hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; tiên phong trong cuộc cách mạng xanh.
Đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với phát triển kinh tế xanh, tuân thủ quy định pháp luật; có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, tập trung đào tạo nguồn nhân lực...
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp. Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia, để tiên phong và tham gia tích cực hơn nữa vào công cuộc xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia Việt Nam, góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia Việt Nam trên trường quốc tế.
Tiếp tục đề xuất, tham mưu kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi, minh bạch, có tính cạnh tranh cao trong khu vực, toàn cầu. Kiên quyết, kiên trì xóa bỏ cơ chế "xin - cho", cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Ưu tiên các ngành, lĩnh vực mới nổi, tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện cho phát triển. Đẩy mạnh các hoạt động phát triển, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa các chuỗi cung ứng, hỗ trợ kết nối gắn với xây dựng, quản trị và phát triển thương hiệu sản phẩm, thương hiệu.
Theo Thủ tướng, thành công của doanh nhân, doanh nghiệp cũng là thành công của đất nước, góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển xanh, sáng tạo và hùng mạnh trên bản đồ thế giới.
Ngày 26/6, thông tin từ Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng Hải quan, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh kiểm tra phương tiện thủy có gắn động cơ do ông Lê Đức Chi là người điều khiển. Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện 350.000 dây hàu với tổng khối lượng 63 tấn hàu giống do ông N.V. (SN 1969, ngụ phường Quảng Yên, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) là chủ. Số hàu giống trị giá hơn 1,5 tỷ đồng...
Chỉ vài ngày sau khi Thụy Điển kêu gọi dừng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga, các quan chức chính phủ Đức đã xác nhận sự ủng hộ của họ đối với lệnh cấm trên toàn Liên minh châu Âu (EU).
Theo Giám đốc WFP, việc không xem xét lại sáng kiến cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng bị Nga phong tỏa sẽ là thảm họa khi hàng triệu người ở châu Phi đang trên bờ vực của nạn đói.
Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng giữ chức Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), thay ông Hoàng Quốc Vượng chuẩn bị nghỉ hưu.
Ngày 11/07/2024, Công ty cổ phần Đầu tư và Quản lý bất động sản TN Property Management (TNPM) chính thức ký kết hợp đồng quản lý vận hành nhà chung cư La Casta Hà Đông.
Từ sáng sớm 9-11, Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM đã rộn ràng không khí của ngày hội khi nhiều người dân đã 'tò mò' đến trải nghiệm, các doanh nghiệp vừa mới dọn hàng chuẩn bị khai mạc Ngày hội Việt Nam Xanh.
Điều 231 Luật Đất đai 2024 quy định về giám sát của công dân với việc quản lý, sử dụng đất đai.
UBND tỉnh Hậu Giang vừa chỉ đạo các sở ngành, địa phương trong tỉnh chủ động kịp thời ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô 2023, phục vụ sản xuất và đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân...
Bộ Công Thương vừa có đề nghị góp ý về dự thảo nghị định của Chính phủ quy định cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.