TPO - UBND tỉnh Hậu Giang vừa chỉ đạo các sở ngành, địa phương trong tỉnh chủ động kịp thời ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô 2023, phục vụ sản xuất và đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân...
UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, theo dự báo của các cơ quan chuyên môn, năm 2023 xâm nhập mặn có diễn biến hết sức phức tạp so với năm 2022. Tại Hậu Giang, mặn xâm nhập vào địa bàn tỉnh theo các hướng như: từ biển Đông theo sông Hậu uy hiếp huyện Châu Thành, TP Ngã Bảy, một phần huyện Phụng Hiệp; từ biển Tây theo sông Cái lớn và sông Nước Trong ảnh hưởng đến huyện Long Mỹ, một phần huyện Vị Thủy và TP Vị Thanh.
Toàn tỉnh có khoảng 90.000-100.000 ha lúa Đông Xuân 2022-2023, lúa Hè Thu 2023 và diện tích cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản ở huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy, thị xã Long Mỹ và TP Ngã Bảy có nguy cơ hạn.
Bên cạnh đó, có khoảng 50.000-60.000 ha lúa Đông Xuân 2022 - 2023, Hè Thu 2023 và diện tích cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản ở huyện Long Mỹ và TP Vị Thanh có nguy cơ xâm nhập mặn. Ngoài ra, vùng có khả năng bị ảnh hưởng thiếu nước sinh hoạt cho người dân chủ yếu huyện Long Mỹ và TP Vị Thanh…
Hậu Giang có khoảng 150.000 ha lúa Đông Xuân, Hè Thu 2023 nguy cơ bị hạn hán, xâm nhập mặn. Ảnh: CK |
UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, để đảm bảo thực hiện công tác phòng, chống hạn và xâm nhập mặn trên địa bàn có hiệu quả, về mặt công trình cần tập trung các công trình cấp bách với kinh phí hơn 40 tỷ đồng.
Trong đó: Đắp đập thời vụ và nâng cấp sửa chữa cống ngăn mặn (312 công trình cống, đập và 138 nắp bọng) với kinh phí hơn16,8 tỷ đồng. Nạo vét kênh cấp 2, cấp 3 ở vùng bị hạn và xâm nhập mặn (47 công trình kênh) với kinh phí hơn 23 tỷ đồng.
Kinh phí thực hiện bằng nguồn kinh phí của huyện, thị xã, thành phố được phân bổ và đồng thời vận động nhân dân đóng góp.
UBND tỉnh Hậu Giang yêu cầu tất cả các cấp, các ngành phải quán triệt cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện tốt kế hoạch phòng, chống hạn và xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh năm 2023. Cập nhật thông tin nhận định tình hình khí tượng thủy văn phục vụ cho công tác chỉ đạo, dự báo và cảnh báo thiên tai. Thông tin nhanh chóng, kịp thời cho địa phương và người dân bị ảnh hưởng để triển khai các biện pháp cấp bách.
Huy động mọi nguồn lực, mọi phương tiện đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho người dân; có kế hoạch mở rộng đường ống các vùng có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt. Tận dụng các hệ thống kênh, rạch hiện có để trữ nước ngọt, dẫn ngọt đảm bảo đủ nước ngọt cho các đối tượng vật nuôi, cây trồng giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn mặn gây ra…
Đại hội Hội Nông dân cấp tỉnh Bắc Ninh lần thứ X, dự kiến diễn ra trong 2 ngày 22 -23/9, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, TP Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh). Đại hội lần này có chủ đề: “Đoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Hợp tác - Phát triển”, với khẩu hiệu hành động: “Xây dựng Hội Nông dân vững mạnh, xứng đáng vai trò trung tâm và nòng cốt trong các phong trào nông dân; khơi dậy khát vọng vươn lên phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện...
Bức tượng Lão Tử - vị Triết gia Trung Quốc nổi tiếng - cao 57 m, tọa lạc tại quần thể núi Thánh Liên, Bắc Kinh.
Cơn bão số 3 lịch sử đã 'cuốn trôi' khoảng hơn 23 tỷ đồng của Quảng Ninh, thế nhưng, tỉnh vẫn kiên trì mục tiêu giữ vững tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 trên 10%, quyết tâm duy trì liên tục một thập kỷ đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số.
Quảng Ngãi - Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi vừa chỉ đạo các cơ quan chuyên môn khẩn trương giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận...
Làm rõ thẩm quyền giao đất đối ứng của tỉnh Thái Nguyên cho 3 dự án BT; Nhà riêng trong ngõ Hà Nội ra giá cả trăm triệu m2; Đấu giá lô đất vùng ven Hà Nội với giá khởi điểm chục tỷ gây 'choáng'; Xử phạt nhiều chủ đầu tư bán nhà khi chưa được cấp phép... là những thông tin về bất động sản đáng chú ý tuần qua.
Ngày 15/6, Hiệp hội Nông nghiệp tỉnh Oita (một địa phương phía Nam Nhật Bản) cho biết đã buộc phải tiêu hủy hơn 70 tấn sữa tươi nguyên liệu do trục trặc tại một khâu thu mua nguyên liệu từ trường Đại học Nông nghiệp tỉnh Oita khiến cho chất tẩy rửa bị trộn lẫn vào sữa.
TPHCM - Trên địa bàn thành phố có 16 chung cư bị hư hỏng nặng, nguy hiểm. Tuy nhiên, trong hai năm qua chưa có một chung cư nào trong...
Những khu nhà tập thể chờ sập ở Đà Nẵng. Sở Xây dựng TP Đà Nẵng vừa có kết quả kiểm định 9 khu nhà tập thể được xây dựng cách đây 30-50 năm thuộc địa bàn quận Hải Châu. Trong đó, 7 khu nhà ở tập thể được kiểm định mức độ nguy hiểm cấp C - xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ, cần phải gấp rút sửa chữa. Cụ thể, các nhà tập thể được đánh giá cấp C gồm khu nhà số 109 Thanh Thủy, khu nhà kiệt 33/21, 33B/12 Cao Thắng, khu nhà số 24 Lê Đình Thám, số...
Hơn 4.000m2 đất của đại gia đình ông Trần Văn Tâm (SN 1953, trú tại tiểu khu Trần Phú, thị trấn Thường Tín, huyện Thường Tín, Hà Nội) được UBND...