Gói trừng phạt thứ 14 nhắm vào Nga: Đức 'theo chân' Thụy Điển, tuyên bố không cần khí đốt Moscow, có thật vậy?

06:10 01/05/2024

Chỉ vài ngày sau khi Thụy Điển kêu gọi dừng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga, các quan chức chính phủ Đức đã xác nhận sự ủng hộ của họ đối với lệnh cấm trên toàn Liên minh châu Âu (EU).

Gói trừng phạt thứ 14 nhắm vào Nga: Đức 'theo chân' Thụy Điển, tuyên bố không cần khí đốt Moscow, có thật vậy?
Ủy ban châu Âu bắt đầu nghiên cứu gói trừng phạt Nga thứ 14 và dự thảo sẽ được đưa ra trong vài tuần tới. (Nguồn: Shutterstock)

Các biện pháp này có thể nằm trong gói trừng phạt thứ 14 áp đặt đối với Nga, nhưng cũng có khả năng vấp phải sự phản đối từ các nước nhập khẩu LNG lớn của Nga như Tây Ban Nha, Bỉ và Pháp.

Phó Thủ tướng Đức kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Hành động Khí hậu Robert Habeck đã xác nhận sự ủng hộ của nước này đối với lệnh cấm nhập khẩu LNG của Nga trên toàn khối 27 thành viên.

Phó Thủ tướng Habeck cho biết, Berlin không còn phụ thuộc vào LNG hoặc khí đốt Nga và kêu gọi các nước EU khác làm theo.

Đề cập đến đề xuất của Thụy Điển kêu gọi trừng phạt LNG Nga, ông khẳng định: “Đúng, tôi ủng hộ điều này. Đức không còn cần LNG từ Nga nữa, chúng tôi không còn hợp đồng cung cấp LNG với nước này".

Mặc dù Đức không còn nhập khẩu trực tiếp khí đốt của Nga qua đường ống hoặc dưới dạng LNG, nhưng nước này vẫn có thể nhận được một lượng gián tiếp qua nước láng giềng Bỉ và Hà Lan.

Tin liên quan
Khí đốt Nga chưa ngừng chảy vào EU bởi
Khí đốt Nga chưa ngừng chảy vào EU bởi 'rào cản tiềm tàng', đã đến lúc châu Âu cần 'ra tay'?

Cả Bỉ và Hà Lan vẫn nhập khẩu LNG của Nga và tái xuất một phần, bao gồm cả sang Đức.

Con số chính xác rất khó xác minh vì nguồn gốc của khí đốt gần như không thể truy tìm được, một khi nó đi vào mạng lưới khí đốt châu Âu.

Nghiên cứu gần đây cho thấy, Berlin có thể vẫn nhận được từ 4-6% nhu cầu khí đốt thông qua việc nhập khẩu LNG của Moscow từ hai nước láng giềng.

Do đó, vẫn có nghi ngờ về kế hoạch của Đức chấm dứt hoàn toàn nhập khẩu khí đốt Nga. Hiện, nước này nhận được khoảng một nửa lượng khí đốt nhập khẩu từ Na Uy.

Phó Thủ tướng Habeck nói: “Những gì Đức đã làm được liên quan đến khí đốt thì các quốc gia khác cũng có thể thực hiện được trong các lĩnh vực năng lượng khác. Nếu chúng tôi có thể thoát khỏi các kết nối đường ống và sự phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng khác, thì các nước khác cũng làm được”.

Không rõ liệu lệnh cấm hoàn toàn đối với khí đốt của Nga, bao gồm cả LNG, có thể nhận được sự đồng thuận cần thiết của tất cả 27 quốc gia thành viên hay không.

Áo đặc biệt tiếp tục phụ thuộc vào việc cung cấp khí đốt của Nga nhưng đã bày tỏ sẵn sàng loại bỏ dần nguồn cung cấp này.

Ủy ban châu Âu bắt đầu nghiên cứu gói trừng phạt Nga thứ 14 và dự thảo sẽ được đưa ra trong vài tuần tới.

*Trước đó, ngày 22/4, Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom cho biết, EU dự định sẽ đưa lệnh cấm nhập khẩu LNG của Nga, cũng như các biện pháp nhằm hạn chế đội tàu “bóng tối” vận chuyển dầu của Moscow.

Ông nhấn mạnh: “Việc thông qua gói trừng phạt thứ 14 là một trong những điều quan trọng nhất. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi sẽ đưa ra lệnh cấm nhập khẩu LNG cũng như các biện pháp nhằm hạn chế đội tàu ‘bóng tối’ của Nga”.

Đáp lại, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng, Nga biết được EU sẽ tiếp tục các biện pháp trừng phạt lên Moscow. Chính quyền Nga sẽ cố gắng giảm thiểu tác động của các lệnh trừng phạt mới của EU đối với nước này.

Có thể bạn quan tâm
Tổng thống Philippines gặp ông Phạm Nhật Vượng bàn chuyện sản xuất xe điện

Tổng thống Philippines gặp ông Phạm Nhật Vượng bàn chuyện sản xuất xe điện

09:30 30/01/2024

Tham gia cuộc gặp cùng Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr còn có Bộ trưởng các Bộ Ngoại giao, Công Thương, Nông nghiệp cùng lãnh đạo một số cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp lớn của nước này. Tại cuộc gặp, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng đã giới thiệu với Tổng thống Ferdinand Marcos Jr về các công ty trong hệ sinh thái Vingroup đang có kế hoạch đầu tư vào thị trường Philippines, trong đó đặc biệt là VinFast - thương hiệu xe...

Bất chấp xung đột, giao tranh, IMF vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới năm 2024

Bất chấp xung đột, giao tranh, IMF vẫn lạc quan về triển vọng kinh tế thế giới năm 2024

05:50 12/02/2024

Ngày 11/2, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết bà tin tưởng vào triển vọng kinh tế thế giới trong năm nay bất chấp những bất ổn.

Kinh tế Nga vẫn kiên cường trước 'phong ba bão táp' trừng phạt, Bắc Kinh học được gì từ Moscow?

Kinh tế Nga vẫn kiên cường trước 'phong ba bão táp' trừng phạt, Bắc Kinh học được gì từ Moscow?

07:50 08/01/2024

Kinh nghiệm của Nga có thể mang đến cho Trung Quốc lời nhắc nhở về việc đa dạng hóa thương mại, khiến nền kinh tế trong nước trở nên kiên cường hơn, chống lại các biện pháp trừng phạt có thể xảy ra.

Thủ phủ hoa cúc lớn nhất miền Trung được mùa, được giá

Thủ phủ hoa cúc lớn nhất miền Trung được mùa, được giá

06:40 06/01/2024

Quảng Ngãi - Những ngày này, thương lái từ khắp nơi trên cả nước đổ về làng trồng hoa cúc Tết lớn nhất miền Trung ở xã Nghĩa Hiệp, Nghĩa...

Kênh đào Phù Nam Techo: Campuchia quyết tâm làm, Việt Nam phản ứng

Kênh đào Phù Nam Techo: Campuchia quyết tâm làm, Việt Nam phản ứng

15:20 12/04/2024

Chính phủ Việt Nam lần đầu tiên chính thức lên tiếng công khai về việc Campuchia xây kênh đào Phù Nam Techo.

Sắp lắp thang máy trong hang động nổi tiếng ở Malaysia

Sắp lắp thang máy trong hang động nổi tiếng ở Malaysia

11:00 24/01/2024

Hang động Batu tồn tại khoảng 400 triệu năm đang có kế hoạch lắp đặt hệ thống, giúp du khách không phải leo 272 để tới đền thờ.

Chính thức điều chỉnh lộ trình tăng học phí đại học

Chính thức điều chỉnh lộ trình tăng học phí đại học

18:00 01/01/2024

M ức trần học phí đại học từ năm học 2023-2024 đến năm học 2026-2027 được điều chỉnh theo hướng lùi 1 năm so với lộ trình tại Nghị định...

Vụ khu đô thị 10B lấn vịnh Hạ Long, ba bộ vào cuộc phân định vùng đệm di sản

Vụ khu đô thị 10B lấn vịnh Hạ Long, ba bộ vào cuộc phân định vùng đệm di sản

09:30 08/12/2023

Phân định ranh giới vùng đệm theo bản đồ vịnh Hạ Long đang khiến các bộ, ngành đau đầu.

4 tiếp viên hàng không bị thương vì máy bay gặp nhiễu động

4 tiếp viên hàng không bị thương vì máy bay gặp nhiễu động

20:10 05/04/2024

Ngày 1/4, sau khi đi qua vùng nhiễu động, 4 tiếp viên hàng không trên chuyến bay từ Australia - Nhật Bản bị thương, một người bị gãy chân và phải cấp cứu ngay khi phương tiện hạ cánh.

Co loi xay ra
Co loi xay ra