Từ học kỳ II năm học 2024-2025, các trường đang thực hiện chương trình "Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế" tại TP.HCM sẽ thay đổi mức thu học phí. Nhiều phụ huynh đặt câu hỏi số phận chương trình này sẽ ra sao?
Nhiều phụ huynh tại các "Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế" ở TP.HCM đang bối rối khi thời gian gần đây việc thu học phí của chương trình đã thay đổi so với trước đó.
Về học phí, các trường trên tại TP.HCM bắt đầu điều chỉnh thực hiện theo mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục công lập theo nghị quyết số 12/2024/NQ-HĐND ngày 16-7-2024 của HĐND TP.
Các trường này cũng sẽ thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục theo nghị quyết số 13/2024/NQ-HĐND và các khoản thu tổ chức các hoạt động giáo dục khác, theo hướng dẫn tại công văn số 5307/SGDĐT-KHTC ngày 26-8-2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.
Như vậy, các trường đang thực hiện chương trình "Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế" đã điều chỉnh mức thu học phí cũng như các khoản thu khác về mức quy định thu của một trường công lập không thực hiện chương trình này. Tổng mức thu mới thấp hơn nhiều so với mức thu trước đó.
Trước đó, các trường này được phép thu ở mức 1.725.000 đồng/học sinh/tháng, với các điều kiện tiêu chuẩn đi kèm về sĩ số học sinh, về mức hỗ trợ cho giáo viên…
Hiệu trưởng một trường phổ thông đang thực hiện chương trình này cho biết việc điều chỉnh các khoản thu của trường từ học kỳ II sẽ thấp hơn nhiều so với mức thu được quy định cho trường thực hiện chương trình trước đó. Vì thế, các khoản chi cho giáo viên theo chương trình sẽ không còn. Mặt khác, các hoạt động giáo dục được thực hiện trong nhà trường cũng khó khăn khi mức thu giảm.
"Chúng tôi đang lo lắng về việc thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường sẽ ảnh hưởng, vì mức thu trước đây dành cho 35 học sinh/lớp, nay điều chỉnh giảm mức thu xuống, thật khó thực hiện và trường đang phải gồng gánh", lãnh đạo trường này nói.
Trước thực tế này, nhiều phụ huynh có con đang học tại các trường phổ thông có thực hiện chương trình "Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế" khá lo lắng. "Tôi lo lắng không biết việc học của con sẽ xáo trộn những gì", một phụ huynh nói với Tuổi Trẻ.
Trước đó, ngày 30-12-2024, UBND TP.HCM bãi bỏ quyết định số 07/2022/QĐ-UBND ngày 18-3-2022 của UBND TP.HCM quy định về tiêu chí công nhận trường thực hiện chương trình chất lượng cao "Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế" tại TP.HCM. Nguyên nhân là quyết định số 07 không có cơ sở pháp lý, không phù hợp về thẩm quyền quy định.
Hiện nay TP.HCM đang chờ hoàn thiện các khung pháp lý liên quan đến các trường thực hiện chương trình này.
Theo số liệu từ Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, đến năm học 2024-2025, trên địa bàn TP Thủ Đức và 21 quận, huyện tại TP.HCM có 69 trường (mầm non, tiểu học, THCS và THPT) đã được chấp thuận chủ trương thực hiện mô hình chất lượng cao "Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế".
Năm học 2006-2007, Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3 được chọn thực hiện thí điểm mô hình trường tiên tiến. Đến nay, TP.HCM đã chính thức triển khai chương trình "Trường tiên tiến, hội nhập quốc tế" hơn 10 năm.
Bộ Giáo dục sẽ ưu tiên các dạng câu hỏi mà thí sinh phải liên hệ thực tế, hoặc liên hệ kiến thức lớp 10, 11 để trả lời nội dung lớp 12.
Việc tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội sẽ bắt đầu từ đầu tháng 7-2025, theo hướng dẫn tuyển sinh năm học 2025-2026 vừa được Sở GD-ĐT Hà Nội ban hành.
Nhiều trường đại học dự kiến bổ sung các tổ hợp xét tuyển mới. Một số tổ hợp có thêm môn Tin học, Công nghệ, Giáo dục kinh tế và...
Theo PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT), có 7 điểm mới quan trọng trong quy chế tuyển sinh đại học, cao...
Ngày 7.3, Ban Liên lạc Trường Sư phạm Tây Nam Bộ tổ chức họp mặt truyền thống nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bộ GDĐT ước tính số tiền để thực hiện chủ trương miễn học phí cho học sinh là khoảng 30 nghìn tỉ đồng mỗi năm, sử dụng từ ngân sách nhà nước.
Gần 2.500 chiếc VinFast rời cảng Hải Phòng trên tàu chuyên dụng Silver Queen đến thủ đô Jakarta, để bàn giao trước dịp lễ của người dân Indonesia.
Trên địa bàn TP Hải Phòng có gần 1.000 cơ sở được đăng ký kinh doanh ngành nghề liên quan đến lĩnh vực giáo dục sau khi Thông tư 29...
Các chuyên gia cho rằng khi sáp nhập tỉnh thành, việc lựa chọn trung tâm hành chính - chính trị phải được tính toán kỹ, đảm bảo thuận tiện cho người dân và có khả năng mở rộng không gian phát triển.