Nhạc sĩ Đông Thiên Đức đề cập hình ảnh người Việt lam lũ, kiên cường đấu tranh, xây dựng đất nước trong ''Một vòng Việt Nam''.
Bài hát được Tùng Dương ra mắt cách đây hơn một năm, gây chú ý nhờ giai điệu và ca từ giàu cảm xúc. Trên mạng xã hội TikTok, nhiều tài khoản sử dụng âm thanh của ca khúc lồng vào các video lịch sử hoặc thước phim giới thiệu con người, cảnh sắc Việt. Một số ca sĩ như Quách Mai Thy, Trang Pháp cover bài hát cũng nhận được sự hưởng ứng.
Mới đây, chương trình 2 ngày 1 đêmđăng tải video tổng hợp những địa danh đoàn nghệ sĩ đã đặt chân đến, như Hà Nội, Bình Định, Quảng Ngãi, Huế. Trên nền nhạc Một vòng Việt Nam, người xem được chiêm ngưỡng vẻ đẹp đất nước. Dưới phần bình luận, nhiều người nói nổi da gà mỗi lần nghe giai điệu ca khúc.
Nhạc sĩ Đông Thiên Đức cho biết năm ngoái anh nhận được đề nghị sáng tác ca khúc chủ đề cho chương trình Du lịch và Ẩm thực Around Việt Nam. Anh viết câu hát cuối cùng bằng tiếng Anh: "Come with me, we'll travel 'round Việt Nam'', mong truyền tải niềm tự hào về đất nước đến bạn bè quốc tế.
Nhạc sĩ lấy cảm hứng sáng tác dựa vào tuổi thơ sống cùng ông bà ngoại. Trong quá trình viết tác phẩm, Đông Thiên Đức mong muốn làm sao khơi gợi được niềm tự hào dân tộc nhưng không đề cập sâu nỗi đau chiến tranh. Ban đầu, tác giả sử dụng các ca từ, sắc âm đặc trưng của dòng nhạc đỏ, nhưng cuối cùng anh chọn viết theo góc nhìn của người trẻ, với suy nghĩ lạc quan.
Từng câu hát gợi hình ảnh đất nước thuở gian khó, chiến đấu chống quân xâm lược. Tuy nhiên trong bối cảnh ấy, con người vẫn luôn "bất khuất'', ''mặc khói lửa giày xéo tháng năm'' để giành độc lập và dựng xây quê hương, nơi có những ''biển lúa chín vàng thơm ngát trời'', ''dòng sông cùng êm ả chảy về hướng đông''. Cây tre được coi là biểu tượng văn hóa xuất hiện từ câu đầu tiên, khẳng định thêm phẩm chất kiên cường, đoàn kết.
Nhạc sĩ An Hiếu nhận định điểm thu hút của bài hát là sử dụng những hình ảnh giàu tính biểu tượng, thân thuộc với người Việt như cây tre, cánh đồng lúa, dòng sông, con đò. ''Cấu trúc bài nhạc gọn gàng, điệp khúc gồm các câu hát lặp lại nhưng dễ nhớ, nhanh thuộc'', nhạc sĩ cho biết.
Khi hoàn thành, Đông Thiên Đức mong sản phẩm của mình được Tùng Dương thể hiện. "Việc anh ấy hát ca khúc của tôi là một suy nghĩ xa vời'', tác giả nói. Sau đó anh lấy động lực liên hệ Tùng Dương, không ngờ được ca sĩ đồng ý.
Tùng Dương cho biết vui khi có dịp hát một tác phẩm phù hợp quãng giọng, mang tinh thần hào sảng. Anh nhận định Đông Thiên Đức có khả năng sáng tác tốt, luôn gửi gắm nhiều cảm xúc trong mỗi ca từ.
Bên cạnh những lời khen, gần đây trên mạng xã hội xuất hiện một số ý kiến tranh cãi xoay quanh câu hát "Người Việt Nam da nâu, mắt đen, thảo thơm bất khuất như cành sen''. Cụ thể, một số người cho rằng ''da vàng'', ''mắt nâu'' mới là đặc trưng của người Việt nói riêng và châu Á nói chung.
Tác giả mong công chúng hiểu ca từ theo nghĩa bóng. Ngay đầu bài hát, hình tượng người mẹ với những câu hát ru hiện lên, gợi dáng vẻ lam lũ, tần tảo. Màu da của mẹ vì dãi nắng, dầm sương mà chuyển sang sắc nâu sạm. Nhạc sĩ nói muốn gửi tấm lòng kính trọng đến đấng sinh thành và tôn vinh tất cả người Việt qua câu hát.
Ca sĩ Tùng Dương đồng quan điểm, cho rằng người nghe có thể cảm nhận ý nghĩa rộng hơn. Còn theo nhạc sĩ An Hiếu, tác giả sử dụng từ ngữ phù hợp nốt nhạc. "Đôi khi nghệ thuật có tính cách điệu, có lẽ công chúng nên tôn trọng sự sáng tạo và góc nhìn khác biệt của những người viết nhạc trẻ", nhạc sĩ nói.
Đông Thiên Đức tên thật là Đặng Hữu Đức, 37 tuổi, sinh tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, trong gia đình không ai theo nghệ thuật. Anh từng là lập trình viên trước khi chuyển sang viết nhạc, ghi dấu ấn với nhiều bản hit như Ai chung tình được mãi, Ngày mai người ta lấy chồng,Khóa ly biệt.
Tùng Dương 41 tuổi, là một trong những giọng ca trưởng thành từ Sao Mai Điểm hẹn 2004. Ca sĩ được giới chuyên môn đánh giá có giọng hát nội lực, phong cách âm nhạc độc đáo. Sau cuộc thi, anh bền bỉ hoạt động nghệ thuật, từng ra sáu album phòng thu, tổ chức 10 liveshow, giành nhiều giải thưởng uy tín.
Linh Dung
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - thông báo đại tá, nhà văn Nguyễn Trần Thiết qua đời sáng 20/7. Ông hưởng thọ 95 tuổi. 'Nhà văn Nguyễn Trần Thiết là người tôi nghĩ chỉ có hai hành động chính trong suốt cuộc đời mình. Một là ngước mắt lên để nhìn cuộc sống, hai là cúi xuống để viết. Ông không chỉ là một nhà văn mà ông là một người chép sử. Trong văn của ông chứa đựng sự thật nhiều sự kiện quan trọng của đất nước mà ông...
Nhiều khán giả xem tập 54 của 2 ngày 1 đêm cảm thấy thương Tiến Luật. Anh tin người một cách mù quáng để rồi bị lừa. Cuối cùng đội của anh bị điểm thấp nhất phải chịu cảnh ngủ khổ.
Nhà văn Khuất Quang Thụy kể chuyện Đại tướng Võ Nguyên Giáp đọc số báo Văn nghệ đầu tiên ở Việt Bắc.
Dù cuộc thi mới bắt đầu được vài ngày nhưng ông Nawat ra quyết định tước quyền đăng cai Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2024 của Campuchia khiến nhiều khán giả bất ngờ.
Nguyên Cục trưởng Điện ảnh Ngô Phương Lan cho biết Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng khó tìm nguồn kinh phí lâu dài, cần chuẩn bị một năm trước mỗi kỳ tổ chức.
Không quá khó hiểu khi bom tấn 'Madame Web' bị giới phê bình chê tơi tả. Tác phẩm gây thất vọng vì nội dung cũ kỹ, các nhân vật có tính cách nhạt nhòa và những cảnh hành động được thực hiện sơ sài.
Khi viết 'Mong ước kỷ niệm xưa', nhạc sĩ Xuân Phương vừa tốt nghiệp đại học nên gửi gắm tâm trạng của người mới chia tay mái trường, bạn bè.
Hồ Ngọc Hà, Kim Lý hội ngộ Pia Wurtzbach - Hoa hậu Hoàn vũ 2015 - trong chuyến khám phá xưởng chế tác đồng hồ Bvlgari ở Thụy Sĩ.
Cảnh Trương Lăng Hách cứu Triệu Kim Mạch ở 'Độ hoa niên' phải quay hàng chục lần do dây thừng vướng víu.