Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, ngoài 5G, nhà mạng cần đầu tư cho 4G vì đây vẫn là hạ tầng được dùng nhiều thời gian tới.
Tại hội nghị giao quý I/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói chuyện nâng cao chất lượng mạng lưới di động luôn là vấn đề nóng. Khi người dùng sử dụng nhiều hơn, chất lượng mạng có thể đi xuống, nên cần được tối ưu hàng ngày và đầu tư thường xuyên.
Ông khẳng định 2024 là năm thương mại hóa 5G trên toàn quốc, nhưng cũng yêu cầu các nhà mạng đầu tư cho 4G - hạ tầng quan trọng trong ít nhất 5 năm tới.
"Chúng ta nói nhiều đến 5G, nhưng tại Việt Nam từ nay đến 2030, dung lượng chủ yếu vẫn là 4G. Nhanh nhất đến 2029, 5G mới có thể vượt 4G về lưu lượng và thuê bao", Bộ trưởng nói.
Ông cũng nhìn nhận thực tế hạ tầng 4G tại Việt Nam thiếu tần số thấp. Đặc tính của tần số thấp là có tốc độ thấp hơn, nhưng độ phủ lớn hơn so với tần số cao. Việc sử dụng tần số thấp giúp mạng có thể phủ đến mọi nhà.
"Có thể phải cân nhắc đấu thầu tần số thấp như 700 MHz để ba nhà mạng lớn triển khai nhằm đảm bảo chất lượng", ông nói.
Theo Bộ trưởng, di động là hạ tầng số chính hiện nay, ảnh hưởng mật thiết và trực tiếp với hành vi người dùng. Ông giao Cục Viễn thông đo lường chất lượng mạng lưới và công khai hàng tháng.
Tại hội nghị, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G cho Viettel và VNPT. Trong tháng 3, hai đơn vị này đã lần lượt đấu giá thành công quyền sử dụng khối băng tần B1 (2500-2600 MHz) với giá 7.533 tỷ đồng và C2 (3700-3800 MHz) với 2.581 tỷ đồng.
Có giá cao gấp gần ba lần, lợi thế của B1 là độ phủ rộng, giúp nhà mạng giảm đầu tư trạm phát sóng. Ngoài ra, lợi thế lớn khác là B1 hỗ trợ cả mạng 5G và 4G, giúp nhà mạng có thể cải tiến chất lượng mạng 4G trong quá trình chuyển tiếp lên 5G.
Cuối năm ngoái, Bộ Thông tin và Truyền thông thống kê tỷ lệ phủ sóng 4G của Việt Nam đạt 99,8% dân số, cao hơn nhiều nước phát triển. Theo Quy hoạch hạ tầng Thông tin và Truyền thông 2021-2030, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, mạng 5G phủ đến 99% dân số, tốc độ tối thiểu 100 Mbps.
Lưu Quý
Hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (miền Tây), do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, và các đập nước thượng nguồn sông Mê Kông. Từ diễn biến thực tiễn, việc sống chung, thích ứng lâu dài với hạn, mặn cần được tính tới, thay vì các giải pháp ngăn mặn một cách quá cực đoan, trái quy luật.
Ngày 21/6, Diễn đàn Toàn cầu Boston (BGF), Viện Wahba về Cạnh tranh Chiến lược (WISC) của Trung tâm Wilson, cùng công bố quan hệ đối tác mới nhằm nghiên cứu và phát triển các chiến lược nhằm tăng cường quan hệ kinh tế và chính trị giữa Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam. Sự hợp tác này, được gọi là Sáng kiến Spark Indo-Pacific (tạm dịch: Tia sáng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương), nhằm tăng cường mối quan hệ tập trung vào lĩnh vực công nghệ, thương...
Cô gái trẻ này tên là Ngụy Chấn Phương, sinh ra ở làng Thường Lâm, huyện Lâm thuật, thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) trong một gia đình nông dân. Một ngày nọ trong tháng 12/1977, Ngụy Chấn Phương (khi đó mới 21 tuổi) đi ra đồng làm việc như thường lệ. Khi cuốc đất được mấy nhát, cô gái trẻ tìm thấy vật thể to bằng quả trứng có ánh sáng màu vàng nhạt. Cô Ngụy lúc đó không biết đây là vật gì nên mang nó về nhà và đưa cho bố. Ngay sau...
Một người dân ở Hà Tĩnh phát hiện cá thể chim diều hoa Miến Điện thuộc loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm khi đang đi câu.
Các ngư dân ở Albania bắt được một con cá mập xanh với đoạn mỏ cá kiếm dài 18 cm trong hộp sọ, đánh dấu trường hợp đầu tiên cá mập sống sót sau vết thương như vậy.
Một người đàn ông Argentina đã gây chú ý trên mạng xã hội sau khi tự nhốt mình trong đại lý ô tô, từ chối rời đi nếu không được bàn giao chiếc bán tải đã đặt mua.
Theo chuyên gia, phát thải từ sản xuất lúa gạo ở Việt Nam chiếm tỉ lệ lớn nhất, lên đến 34% trong hệ thống lương thực, thực phẩm.
Gấu mẹ Grazer vượt qua con gấu đực - kẻ thù từng giết chết con non của nó với số lượt bình chọn lớn gấp đôi trong cuộc thi gấu béo ở Alaska năm nay.
Năm loài nhím lông mềm mới được phát hiện ở Đông Nam Á, trong đó loài nhím 'Ma cà rồng' hoàn toàn mới có răng nanh rất dài.