Theo chuyên gia, phát thải từ sản xuất lúa gạo ở Việt Nam chiếm tỉ lệ lớn nhất, lên đến 34% trong hệ thống lương thực, thực phẩm.
Chiều 23-8, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM tổ chức tọa đàm về thực trạng và chiến lược phát triển hệ thống lương thực phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long.
TS Phạm Thu Thủy - chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR), Đại học Adelaide (Úc) - cho rằng giảm thiểu phát thải trong hệ thống lương thực thực phẩm là làm giảm khí nhà kính, góp phần phát triển ổn định kinh tế, an ninh thương lực và giảm biến đổi khí hậu.
Theo bà Thủy, con số phát thải của hệ thống lương thực thực phẩm trên toàn cầu có thể lến tới 45%. Năm 2020, riêng ngành sản xuất lúa gạo ở Việt Nam đã chiếm tỉ lệ phát thải lớn nhất trong hệ thống lương thực thực phẩm là 34%.
Giai đoạn 2010-2020, tỉ lệ phát thải của hệ thống lương thực thực phẩm tăng 8%.
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong hệ thống lương thực thực phẩm phát thải thấp trên toàn cầu, chỉ chiếm 1% lượng phát thải nhưng tốc độ rất nhanh chóng.
Riêng đồng bằng sông Cửu Long là trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm, đã chiếm khoảng 50% sản lượng lúa và 95% lượng gạo xuất khẩu trong cả nước.
TS Phạm Thu Thủy nhấn mạnh: "Ngành nông nghiệp chiếm tỉ lệ đóng góp lớn trong ngành kinh tế, nhưng hiện nay còn nhiều yếu tố thách thức việc giảm lượng phát thải. Đó là việc quy hoạch vùng, chính sách giúp đỡ người dân tộc thiểu số chưa hiệu quả, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, các vấn đề về môi trường như biến đổi khí hậu, suy giảm phù sa và nguồn nước".
PGS.TS Kha Chấn Tuyền - phó trưởng khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM - cho rằng thách thức lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay trong việc giảm phát thải là khâu tổ chức sản xuất và áp dụng khoa học kỹ thuật còn nhỏ lẻ.
PGS Tuyền cho rằng để giảm phát thải, Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay có 3 vấn đề cần giải quyết là cơ giới hoá và công nghiệp chế biến, áp dụng mô hình phù hợp cho sản xuất nông nghiệp bền vững. Có những bước đi thích hợp trong điều kiện của vùng.
Tuy nhiên, giảm phát thải trong hệ thống lương thực thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp nhiều khó khăn như biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, giá sản phẩm trên thị trường biến động làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Bên cạnh đó, theo ông Tuyền, hệ thống lương thực phát thải thấp thiếu rõ ràng, cơ sở dữ liệu và các minh chứng khoa học về các giải pháp cho hệ thống lương thực thực phẩm phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng còn ít.
Từ đó, các nhà hoạch định chính sách cũng gặp khó khăn cho, dẫn đến chính sách thiếu đồng bộ.
Trong khi đó, TS Ong Quốc Cường - Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) – đề xuất một phương pháp giảm phát thải là dùng dữ liệu để quản lý hoạt động trên đồng ruộng.
Ông nói: "Hiện tại, không có quốc gia hoặc sáng kiến nào thu thập dữ liệu về các hoạt động quản lý đồng ruộng liên quan đến khí thải ở quy mô lớn hoặc thường xuyên. Mỗi đợt kiểm kê về khí nhà kính quốc gia đều dựa trên dữ liệu mẫu nhỏ và các giả định về thực hành của nông dân".
Để làm được điều đó, theo ông Cường cần có các dữ liệu về số ngày từ khi gieo sạ đến khi thu hoạch, năng suất (tấn/ha), thời gian ngập nước trước vụ và vùi rơm trước khi xuống giống, lượng rơm vùi, lượng phân đạm (kg phân đạm/ha)...
Ngoài ra, ông Cường cho rằng với các giống 100 ngày trở xuống, từ giai đoạn xuống giống tới thu hoạch, người dân nên áp dụng phương pháp để đồng xen kẽ ngập 3-5cm 5-7 ngày, khô 5-7 ngày nhưng giữ cho đồng có độ ẩm phù hợp.
Nhờ đó có thể tiết kiệm chi phí từ việc sử dụng phân bón có hiệu quả, làm thể giảm tới 33% lượng phát thải".
Lợn bướu bố chạy ra khỏi hang trước tiên, trong khi lợn bướu mẹ và 2 con non không kịp thoát khỏi móng vuốt của báo hoa mai.
TP Cần Thơ vừa có quyết định phê duyệt đưa vào vận hành thí điểm mô hình thu gom tái chế rác thải nhựa trên sông bằng bẫy rác. Địa điểm được chọn thực hiện trên rạch Cái Khế (phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều).
Cách đây 72 năm, hòn đảo Elugelab ở Thái Bình Dương biến mất ngay lập tức sau khi quả bom hydrocao 6 m và nặng 20 tấn giải phóng lực nổ lên đến 10,4 mega tấn.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, quy định về bảo hiểm với xe cơ giới đang được nghiên cứu sửa đổi tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao...
WHO cảnh báo về nguy cơ thảm họa sinh học sau khi một trong những bên tham gia giao tranh tại Sudan chiếm quyền kiểm soát Phòng thí nghiệm y tế quốc gia - nơi lưu giữ mầm bệnh sởi và bệnh tả.
Báo Lao Động vừa đăng tải thông tin: Không cho vượt, ôtô bị chủ xe SH chặn đường đấm bẹp capô ở Tây Hồ . Vậy vượt xe được quy...
Một nhóm nhà khoa học và kỹ sư phát triển thiết bị tàng hình plasma thế hệ mới có thể giúp gần như mọi máy bay quân sự biến mất trên màn hình radar.
Năm 2023 là năm thứ hai Ngày Chuyển đổi số quốc gia được tổ chức nhằm khơi dậy, thổi bùng lên nhiệt huyết và tinh thần đóng góp cho dân...
Tình trạng lừa đảo qua điện thoại ngày càng phổ biến, tinh vi hơn khiến người dùng khó nhận ra và dễ dàng bị mắc bẫy. Do đó, chúng ta nên cẩn thận với những số thuê bao lạ gọi đến, cách tốt nhất là nên biết các nhận biết và kiểm tra số điện thoại lừa đảo trước khi nghe máy. Cách nhận biết số điện thoại lừa đảo Để tránh tiền mất tật mang, người dùng cần nắm vững cách nhận biết các đầu số điện thoại lừa đảo. Các đầu số điện thoại lừa đảo thường...