Ông Vũ Văn Dung ở xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, thường được người dân quanh vùng gọi là "kỹ sư chân đất" bởi những sáng kiến khoa học kỹ thuật của ông giúp ích rất nhiều cho bà con.
Không học qua trường lớp chuyên môn nhưng ông Vũ Văn Dung (sinh năm 1964, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) đã sáng chế nhiều nông cụ hữu ích cho sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân nâng cao năng suất, tiết kiệm sức lao động.
Ông Vũ Văn Dung sinh ra và lớn lên tại vùng quê thuần nông, học chưa hết lớp 5. Với niềm đam mê kỹ thuật, ông Dung đã đi học nghề sửa chữa máy móc, vừa để mưu sinh vừa được học nghề.
Hằng ngày tiếp xúc với máy móc, nghề cơ khí, ông Dung ngày càng yêu thích, đam mê sáng kiến khoa học kỹ thuật.
Năm 2014, Yên Mạc mưa lớn đúng thời điểm người dân thu hoạch lúa vụ Đông Xuân. Ruộng đồng lầy lội, máy gặt không thể tiếp cận, tự mình trải nghiệm đồng thời chứng kiến cảnh bà con vật lộn dưới vùng ruộng trũng, gặt tay rồi bó thành từng bó lội vác lên bờ, ông Dung thầm nghĩ không thể mãi "bán sức" như vậy, phải vận dụng máy móc vào để giải phóng sức lao động. Ông đã lên ý tưởng cho chiếc máy tời lúa.
Chưa từng qua trường lớp chuyên môn, ông Dung mất không ít thời gian tìm hiểu nguyên lý vận hành, phân tích ưu, nhược điểm của máy tời đã có trên thị trường, từ đó áp dụng vào sản phẩm của mình cho phù hợp điều kiện thực tế.
Sau hơn 2 tháng mày mò, chiếc máy tời lúa ra đời trong niềm hạnh phúc của người sáng chế và bà con.
Thay vì phải mất một buổi, với ba sào lúa, ông chỉ dùng một tời kéo là xong. Máy tời của ông gọn nhẹ, thuận tiện cho người dân di chuyển, ngoài ra, chúng còn được thiết kế thêm một ống vòi để tận dụng thành máy bơm.
Sản phẩm đầu tiên được bà con ủng hộ nhiệt tình, chiếc máy "thử sức" ban đầu đã trở thành nông cụ bán chạy bậc nhất. Trong vòng một năm, hàng trăm chiếc máy tời được bán ra, vừa giảm sức lao động của nông dân vừa mang tới nguồn thu nhập ổn định cho gia đình ông.
Thành công của máy tời lúa là động lực để ông sáng chế nhiều hơn nữa. Năm 2015, ông Dung lại sáng kiến máy cấy tận dụng vật liệu từ những chiếc xe máy, xe đạp cũ, hỏng.
Ưu điểm của máy cấy không động cơ là không tốn nhiên liệu, mạ cấy thẳng hàng, khoảng cách giữa các gốc mạ được cố định. Máy chỉ nặng 25-30kg, dễ vận chuyển, sửa chữa, sử dụng được trên nhiều loại đồng đất, mỗi giờ cấy được một sào.
Trong các năm 2015-2016, chiếc máy cấy lúa không động cơ giúp ông Dung nhận "cơn mưa" giải thưởng. Ông được nhận bằng khen của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, được tôn vinh là một trong 17 nông dân có sáng chế, sáng kiến trong lĩnh vực nông nghiệp; Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình công nhận chiếc máy cấy lúa không động cơ là sáng kiến cấp tỉnh…
Ông Dung còn đoạt nhiều giải thưởng khác như: Giải thưởng Khuyến tài-Nhân tài Đất Việt năm 2017; Giải thưởng Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Ninh Bình lần thứ VIII với sản phẩm máy cày đa chức năng...
Ông Dung đã cho ra đời thêm hàng loạt nông cụ như máy bơm đa năng, máy cắt thức ăn gia súc, máy thái chuối...
Ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, cho biết ông Vũ Văn Dung thường được người dân quanh vùng gọi là "kỹ sư chân đất" bởi những sáng kiến khoa học kỹ thuật của ông giúp ích rất nhiều cho bà con.
Hàng loạt nông cụ do ông Dung sáng chế với giá thành rẻ hơn so với thị trường nhưng sản phẩm lại phù hợp đồng đất nông nghiệp của Việt Nam không chỉ được người dân quanh vùng biết đến mà nhiều bà con tỉnh ngoài tìm đặt mua.
Với những sáng kiến kỹ thuật, ông Dung đạt được nhiều giải thưởng, bằng khen cấp tỉnh, Trung ương và là tấm gương sáng về tinh thần học tập, sáng tạo.
Gian hàng sửa xe máy nhỏ của ông Dung năm nào giờ đây đã phát triển thành xưởng cơ khí rộng 100m2 chuyên chế tạo máy móc nông nghiệp. Từ đây, hàng trăm nông cụ được bán ra mỗi năm, không chỉ phục vụ bà con trong xã, trong tỉnh mà còn xuất đi nhiều địa phương khác trên cả nước.
Hiện nay, xưởng cơ khí của ông Dung có 3 lao động đang làm việc với mức thu nhập ổn định.
Chia sẻ về dự định thời gian tới, ông Dung cho biết sẽ nghiên cứu để áp dụng công nghệ 4.0 vào máy móc, góp phần tăng năng suất, giảm sức lao động cho bà con./.
Ngày 5/7, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố thông tin về lộ trình tắt sóng 2G. Về lộ trình dừng công nghệ di động 2G tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết hệ thống thông tin di động tiêu chuẩn GSM (hệ thống 2G) hiện có được cấp lại giấy phép băng tần 900Mhz, 1800MHz tại thời điểm tháng 9/2024 khi đáp ứng điều kiện. Cụ thể, từ ngày 16/9/2024, không cung cấp dịch vụ cho thiết bị đầu cuối thuê bao chỉ hỗ trợ tiêu chuẩn GSM, trừ...
Chuyên gia bảo mật Vũ Ngọc Sơn khẳng định việc phòng, chống lừa đảo trực tuyến phải bắt nguồn từ tất cả những thành phần tham gia xã hội chứ không phải chỉ của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.
Một loài cá khổng lồ được cho là đã tuyệt chủng vừa được phát hiện ở sông Mekong, đoạn qua Campuchia.
Theo Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an có hiệu lực từ 1.8.2023, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của lực lượng cảnh sát giao...
Hàng loạt cơ chế, chính sách được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành thời gian qua nhằm thực hiện tái cơ cấu các Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp quốc gia.
Một đàn voi hoang dã phá hủy xe hơi chở ba người chạy dọc đường cao tốc lớn sau khi chiếc xe đâm trúng voi con.
Cảnh sát Úc ngày 2-11 đã bắt giữ một phụ nữ liên quan đến vụ việc bữa ăn có nấm độc khiến ba người thiệt mạng và một người nguy kịch.
Nhiều tài xế cho rằng trong điều kiện tầm nhìn kém như trời mưa, bật đèn khẩn cấp là cần thiết. Nhưng cũng có người cho rằng, điều đó sẽ gây 'loạn thông tin' dẫn đến các quyết định xử lý tình huống sai lầm.
Nghĩa địa 2.500 năm ở thành phố cổ Ashkelon thu hút sự chú ý của giới khoa học vì chôn lượng lớn chó mà không có lý do rõ ràng.