Ukraine chạy đua trang trải chiến phí

06:40 13/03/2024

Khi gói viện trợ 60 tỷ USD của Mỹ tiếp tục bế tắc, Ukraine phải nỗ lực tìm kiếm nguồn tài trợ thay thế để duy trì cuộc chiến với Nga.

Ukraine đã phân bổ gần một nửa trong số 87 tỷ USD ngân sách năm nay cho quốc phòng, song nguồn thu trong nước chỉ là 46 tỷ USD. Điều này đồng nghĩa Kiev cần sự giúp đỡ từ các đồng minh và đối tác nước ngoài để bù đắp thâm hụt ngân sách khi chiến sự kéo dài.

Thâm hụt có thể lớn hơn nữa sau khi Ukraine dự kiến huy động 500.000 tân binh, với hàng tỷ USD để chi trả lương, chi phí đào tạo và trang bị cho họ.

"Chúng tôi đã gần như tận dụng hết khả năng của mình. Tất cả các nguồn lực nội tại đã được sử dụng để tài trợ cho quân đội", Roksolana Pidlasa, chủ tịch ủy ban ngân sách quốc hội Ukraine, cho biết.

Kế hoạch A của Ukraine là nguồn viện trợ tài chính, quân sự của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu tới trong tháng 1 năm nay. Gói viện trợ tài chính trong 4 năm cho Ukraine trị giá 54 tỷ USD của EU chỉ được thông qua vào tháng 2, sau khi vấp phải cản trở từ Hungary. Sự chậm trễ này đồng nghĩa Kiev phải bắt đầu xem xét kế hoạch B và thậm chí là kế hoạch C, theo Pidlasa.

"Chính phủ đang đàm phán để tìm kiếm nguồn viện trợ từ các nước G7 khác, đặc biệt là Nhật Bản và Canada. Chúng tôi cũng đang cân nhắc khả năng cắt giảm chi tiêu phi quân sự và tăng thuế", bà nói.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (phải) và Thủ tướng Canada Justin Trudeau tại Kiev hôm 24/2. Ảnh: Reuters

Tổng thống Volodymyr Zelensky tháng trước nói rằng nếu quốc hội Mỹ không phê duyệt gói viện trợ 60 tỷ USD trong những tuần tới, "vị thế của chúng tôi trên chiến trường sẽ suy yếu". Một nỗ lực lưỡng đảng nhằm phá vỡ thế bế tắc đang được tiến hành ở Washington, dù cơ hội khá mong manh khi ứng viên hàng đầu đảng Cộng hòa Donald Trump phản đối viện trợ thêm cho Ukraine.

Các quan chức tình báo cấp cao Mỹ cảnh báo nếu không có viện trợ bổ sung của Mỹ, Ukraine sẽ đối mặt viễn cảnh tiếp tục hứng chịu tổn thất trên chiến trường. Họ dự đoán bất kỳ trì hoãn nào trong viện trợ của Mỹ đều sẽ dẫn tới hậu quả Nga giành thêm lãnh thổ trong năm tới.

Trong hơn hai giờ điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện, giám đốc CIA Mỹ William Burns và giám đốc tình báo quốc gia Avril Haines đã mô tả tình huống ngày càng nghiêm trọng đối với Ukraine. Nga sản xuất nhiều đạn pháo hơn và đã tìm ra nguồn cung ổn định máy bay không người lái, đạn pháo và trang bị quân sự khác.

"Thật khó tưởng tượng Ukraine làm thế nào có thể duy trì những bước tiến cực kỳ khó khăn mà họ đã đạt được trước người Nga", Haines nói.

Ông Burns, người vừa trở về sau chuyến thăm Ukraine lần thứ 10, cho biết cuộc chiến đang đứng trước bước ngoặt quyết định cả về an ninh cho châu Âu và lợi ích với Mỹ trên toàn thế giới. Theo ông, nếu Hạ viện thông qua gói hỗ trợ mới, Ukraine có thể giáng đòn chiến lược vào Nga.

"Chúng tôi đánh giá rằng với nguồn hỗ trợ bổ sung, Ukraine có thể giữ vững vị thế trên tiền tuyến đến hết năm 2024 và đầu năm 2025. Họ có thể tiếp tục khiến Nga trả giá không chỉ bằng các cuộc tấn công vào bán đảo Crimea mà còn nhắm vào Hạm đội Biển Đen của đối thủ", ông nói.

Pidlasa cho biết Ukraine đang tăng cường nỗ lực ngoại giao để thuyết phục Mỹ thông qua gói viện trợ. Tuy nhiên, Ukraine cũng đang chuẩn bị cho kịch bản đối mặt với những khó khăn tương tự vào năm tới. Quá trình phê duyệt ngân sách năm mới của Mỹ sẽ bắt đầu vào tháng 10, một tháng trước cuộc bầu cử tổng thống.

"Do đó, nó có thể là tình huống tương tự như chúng ta đã thấy trong năm nay", một quan chức cấp cao Ukraine cho biết.

Ngoài ngân sách quốc phòng năm nay, quan chức Ukraine cũng cảnh báo việc huy động khoảng 500.000 tân binh sẽ tiêu tốn khoảng 8,6 tỷ USD. Tháng trước, quân đội Ukraine đã yêu cầu 12,4 tỷ USD để trang bị thêm khí tài, nhằm bù đắp khoảng trống từ Mỹ và đảm bảo ngân sách cho huy động quân.

Kể từ khi xung đột bắt đầu cuối tháng 2/2022, Kiev đã chi gần toàn bộ nguồn thu trong nước cho việc đào tạo, trang bị và trả lương cho các binh sĩ. Các khoản chi tiêu còn lại, Ukraine phải phụ thuộc vào nguồn viện trợ từ phương Tây.

Hỗ trợ ngân sách từ Mỹ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), EU và Ngân hàng Thế giới chỉ có thể được sử dụng cho chi tiêu phi quân sự như chi trả tiền lương cho công chức và lương hưu.

Ukraine hiện mới có được một nửa trong số 37 tỷ USD hỗ trợ cần thiết cho năm nay, do EU và IMF cam kết, theo Bộ Tài chính Ukraine. Tháng này, Kiev hy vọng nhận được khoản hỗ trợ khoảng 4,9 tỷ USD từ EU và hơn 2,5 tỷ USD từ IMF, Nhật Bản, Anh và Canada. Trong hai tháng đầu năm nay, Ukraine đã nhận 1,2 tỷ USD viện trợ không hoàn lại và khoản vay ưu đãi từ Nhật Bản, Na Uy và Tây Ban Nha.

Để giảm thâm hụt ngân sách, chính phủ Ukraine đã đánh thuế lợi nhuận ngân hàng, giúp thu về 3,7 tỷ USD trong năm nay, theo Bộ Tài chính.

Cắt giảm chi tiêu, tư nhân hóa, tăng thuế và thậm chí in thêm tiền là những lựa chọn đang được chính phủ Ukraine cân nhắc, theo Pidlasa. Song bà thêm rằng "hầu hết các phương án này đều sẽ khó được ủng hộ".

Các chính trị gia Ukraine cũng đang xem xét giới thiệu "hệ thống dự bị", nơi nam giới Ukraine có thể nộp một khoản tiền để không phải nhập ngũ. Tuy nhiên, bà Pidlasa cho rằng đây là một quyết định mang tính chính trị và không phải một phần tính toán về ngân sách.

Trong khi Ukraine có thể huy động các nguồn thu để trang trải cho hoạt động của quân đội, kho dự trữ đạn dược và vũ khí của Mỹ rất quan trọng đối với họ, như hệ thống phòng không Patriot. Một phần lớn gói viện trợ 60 tỷ USD của Mỹ sẽ tài trợ vũ khí cho Ukraine.

Khi viện trợ quân sự của Mỹ đang dần hết, hệ quả có thể được cảm nhận trên chiến trường.

Quân đội Ukraine đã bắt đầu phàn nàn về tình trạng thiếu đạn dược nghiêm trọng vào tháng 12 năm ngoái, buộc pháo binh của họ phải hạn chế khai hỏa. Lực lượng Nga không gặp những khó khăn như vậy nên ngày càng đạt được nhiều lợi ích ở chiến tuyến miền đông, như kiểm soát thành phố Avdeevka cùng nhiều ngôi làng khác ở Donetsk.

Nỗ lực của châu Âu do Cộng hòa Czech dẫn đầu nhằm khẩn trương mua sắm đạn được cho Ukraine đã thu hút chú ý trong những tuần gần đây. Pháp và Đức cam kết đóng góp, song kế hoạch vẫn chưa hoàn thành.

Ngoài ra, liên minh ủng hộ Ukraine ở châu Âu cũng xuất hiện những rạn nứt về việc cung cấp vũ khí. Đức đã vấp chỉ trích khi từ chối cung cấp tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine.

"Có rất nhiều mâu thuẫn. Đức nói họ không thể cung cấp tên lửa Taurus, song Anh và Pháp có thể cung cấp tên lửa tầm xa Storm Shadow và Scalp", Glib Buriak, giáo sư tại Đại học Concordia Ukraine - Mỹ ở Kiev, nói.

Các lãnh đạo Ukraine đã từ chối đề xuất áp dụng theo mô hình kinh tế thời chiến của Nga. Họ cho rằng hơn một nửa sản lượng kinh tế nước này thuộc về lĩnh vực dịch vụ và phần lớn khu công nghiệp đã bị tháo dỡ sau khi Liên Xô tan rã hoặc bị phá hủy trong chiến tranh.

"Nếu chúng tôi huy động tất cả mọi người làm việc cho ngành sản xuất quân sự, ai sẽ là người trả tiền cho những lô hàng đạn pháo và thiết bị quân sự khác. Cần có người đóng thuế", Pidlasa nói.

Bộ Kinh tế Ukraine đang tìm cách thúc đẩy sản xuất trong nước và tháng trước công bố các khoản viện trợ, khoản vay trị giá 1,1 tỷ USD để kích thích sản xuất và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, ông Zelensky nhấn mạnh hỗ trợ này chỉ dành cho các doanh nghiệp đã nộp thuế.

"Thuế là vũ khí. Trước xung đột, một nửa nền kinh tế đã trốn thuế", Danylo Hetmanstev, người đứng đầu ủy ban thuế quốc hội Ukraine, nói và thêm rằng doanh thu từ thuế tính tới tháng 2 đã tăng 12,4% so với 12 tháng trước đó.

Thanh Tâm (Theo FT, Reuters, AFP)

Có thể bạn quan tâm
Người Hàn bất bình với lời khuyên 'đi giày vào nhà'

Người Hàn bất bình với lời khuyên 'đi giày vào nhà'

00:50 11/07/2024

Báo Mỹ cho rằng không yêu cầu khách cởi giày trước khi vào nhà là thể hiện sự hiếu khách, nhưng nhiều người Hàn Quốc bày tỏ ý kiến bất bình.

Ngày Việt Nam tại Slovakia: Không khí vui tươi, đặc sắc đậm chất văn hóa

Ngày Việt Nam tại Slovakia: Không khí vui tươi, đặc sắc đậm chất văn hóa

04:00 21/08/2024

Ngày Việt Nam lần thứ 3 do cộng đồng người Việt tại Slovakia tổ chức đã có hơn 10.000 lượt người tham dự, trong đó 2/3 là người sở tại.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm và động viên cán bộ nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm và động viên cán bộ nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc

11:40 09/12/2023

Ngày 8/12, trong khuôn khổ chuyến tham dự Hội nghị Mekong-Lan Thương lần thứ 8, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đến thăm và động viên cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc.

Cận cảnh lính dù Nga phá hủy trạm radar Ukraine

Cận cảnh lính dù Nga phá hủy trạm radar Ukraine

16:00 07/12/2023

Video khoảnh khắc UAV Nga phá huỷ trạm radar và trạm thông tin của Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video ghi lại cảnh lính dù Nga sử dụng máy bay không người lái Lancet để phá hủy 2 trạm radar và một trạm liên lạc di động của lực lượng Ukraine ở hữu ngạn sông Dnepr ở vùng Kherson. “Việc vận hành thành thạo, chuyên nghiệp máy bay không người lái Lancet cho phép quân Nga dễ dàng loại bỏ trạm radar của đối phương bằng đòn tấn công trực...

Nga vô hiệu hóa xe tăng Leopard 1 đầu tiên của Ukraine

Nga vô hiệu hóa xe tăng Leopard 1 đầu tiên của Ukraine

10:10 29/11/2023

Chiếc Leopard 1A5 của Ukraine đối mặt hỏa lực pháo binh dày đặc của Nga, khiến kíp lái quyết định bỏ lại nó trên cánh đồng.

Hàng chục tấn rác bị bỏ lại trên Everest

Hàng chục tấn rác bị bỏ lại trên Everest

14:40 10/07/2024

Những người Sherpa dọn rác, thu thập thi thể trên Everest nói 'nóc nhà thế giới' đang tràn ngập rác, cần nhiều năm để dọn sạch.

Thân nhân thắp nến tưởng niệm 10 năm MH370 mất tích

Thân nhân thắp nến tưởng niệm 10 năm MH370 mất tích

19:10 03/03/2024

Khoảng 500 người tập trung tại trung tâm thương mại gần Kuala Lumpur, thắp nến tưởng nhớ hành khách và tổ bay trên chuyến bay MH370 mất tích năm 2014.

Xuất hiện clip xác xe quân sự Nga cùng thi thể quân nhân ở Kursk

Xuất hiện clip xác xe quân sự Nga cùng thi thể quân nhân ở Kursk

09:20 10/08/2024

Ukraine tung video cho thấy họ đang có các bước tiến ở vùng Kursk với các bằng chứng thiệt hại nặng của Nga.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới