Báo Mỹ cho rằng không yêu cầu khách cởi giày trước khi vào nhà là thể hiện sự hiếu khách, nhưng nhiều người Hàn Quốc bày tỏ ý kiến bất bình.
Báo New York Times của Mỹ hồi cuối tháng 6 đăng bài tổng hợp các lời khuyên làm thế nào để tổ chức tiệc, trở thành "một chủ nhà hiếu khách" ở Mỹ, dẫn ý kiến nhiều người có ảnh hưởng trong xã hội về những hành động mà gia chủ nên tránh khi tiếp khách tới nhà.
"Xin đừng yêu cầu mọi người cởi giày trước khi vào nhà, điều đó thật thô lỗ", bài viết dẫn lời Rebecca Gardner, nhà thiết kế nội thất, tổ chức sự kiện nổi tiếng.
"Bạn không nên nói: 'Đừng chạm vào cái này' hay 'hãy cởi giày'. Điều quan trọng khi làm chủ tiệc là khiến khách cảm thấy thoải mái", Romilly Newman, đầu bếp, nói thêm.
Những lời khuyên về việc không yêu cầu khách cởi giày trước khi vào nhà đã khiến cộng đồng người Mỹ gốc Á cũng như cư dân các nước châu Á bất bình, đặc biệt là người Hàn Quốc.
Ở Hàn Quốc và nhiều nước châu Á, khách đến nhà thường cởi giày ở cửa và đi chân đất vào nhà. Điều này cũng được áp dụng ở một số nhà hàng nơi thực khách có thể ngồi bệt.
"Tôi biết nhiều hộ gia đình phương Tây đi giày vào nhà, tôi cũng sẽ mang giày nếu đó là điều họ làm ở nhà họ. Nhưng tôi cũng mong họ tôn trọng tôi tương tự khi vào nhà tôi. Đây là những quy tắc hành xử rất cơ bản", Korea Times dẫn lời Jung-soo, người Hàn Quốc, cho biết.
"Tôi không hiểu có gì thô lỗ khi tiếp đón khách theo cách của bạn. Nhập gia thì phải tùy tục", Jenikah, một người Hàn Quốc khác, thêm lời.
Các gia đình châu Á sinh hoạt trên sàn nhà nhiều hơn so với phương Tây. Theo Michael Breen, chuyên gia về Hàn Quốc, người Hàn coi sàn nhà là nơi để ngồi và ngủ. "Nhiều nhà trên thực tế không có giường, sofa hay thảm", ông nói.
Ji-hoon, người Hàn sống tại Michigan, Mỹ, kể từng gặp khó khăn vì khác biệt văn hóa này. "Có lần tôi phải yêu cầu khách đến thăm nhà cởi giày và một số người tỏ ra thực sự khó chịu", anh nói.
Không phải người Mỹ nào cũng đồng tình với quan điểm trong bài viết của New York Times. Nhiều người còn tỏ ra khó chịu với lời khuyên không nên yêu cầu khách cởi giày để tỏ ra là chủ nhà thân thiện.
"Tôi nghĩ nhà thiết kế Gardner mắc chứng hôi chân", Bruce, người Mỹ từng sống ở Hàn Quốc, hiện ở Trung Quốc, nói.
Một số người Mỹ cũng cho hay không phải tất cả người da trắng ở nước này đều thoải mái với việc để người khác đi giày vào nhà mình.
"Gia đình tôi ở Mỹ và Áo đều yêu cầu khách cởi giày trước khi vào nhà. Họ không thích thảm bị bẩn. Đây không phải chuyện của riêng người châu Á", Sonia, người Mỹ sống ở Hàn, cho biết.
Jason, người Mỹ từng sống ở Hàn, cho rằng yêu cầu cởi giày trước khi vào nhà còn liên quan đến vấn đề vệ sinh. "Chúng ta có thể mang mầm bệnh, chất thải từ bên ngoài vào nhà nếu không cởi giày. Hầu hết khách đến nhà tôi đều cởi giày. Ngoại lệ duy nhất là khi có nhiều khách đến chơi bài, thường ra vào hút thuốc, nên hôm sau tôi sẽ lau sàn", Jason nói.
Đức Trung (Theo Korea Times)
Xung đột ở Ukraine, Tổng thống Putin nói nếu Mỹ thử hạt nhân, Nga sẽ làm điều tương tự, chiến sự ở Dải Gaza, người Hồi giáo đón tháng lễ Ramadan, bầu cử tổng thống Mỹ… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.
Hội nghị lần thứ hai về giải quyết xung đột ở Ukraine sẽ không diễn ra vào tháng 11/2024 như dự kiến.
Ngày 7/1, Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani cho rằng, Liên minh châu Âu (EU) nên thành lập quân đội của mình để có thể đóng vai trò gìn giữ hòa bình và ngăn ngừa xung đột.
Binh sĩ Nga đang sử dụng pháo tự hành 2S5 Giatsint-S ở miền đông Ukraine thì khí tài bất ngờ nổ tung, có thể do bị tập kích.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ví mỗi nước như một thành tố tạo nên bản giao hưởng lớn của thời đại.
Ngày 2/10, Mỹ kêu gọi Trung Quốc dùng sức ảnh hưởng để khuyến khích Triều Tiên thực hiện các bước đi giảm căng thẳng và trở lại bàn đàm phán ngoại giao.
Báo Washington Post đưa tin Mỹ đã đồng ý rút quân khỏi Niger. Quyết định này được đưa ra trong cuộc gặp giữa Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell và Thủ tướng Niger Ali Lamine Zeine.
Một con chó Bắc Kinh từng có giá trị bằng cả gia tài khi cơn sốt giống chó cảnh này lên tới đỉnh điểm ở Anh thế kỷ 19, 20.
Trực thăng tấn công Ka-29 của hải quân Nga rơi gần thị trấn Anapa ven Biển Đen, nghi bị phòng không nước này bắn trúng vì nhầm với drone Ukraine.