Tại sao các nhà nghiên cứu lại phóng tế bào ung thư vú vào không gian?

09:40 25/01/2024

Tàu vũ trụ Axiom Mission 3 chở các phi hành gia châu Âu lên Trạm vũ trụ quốc tế cùng các mẫu khối u ung thư vú, để làm gì?

Sứ mệnh Axiom Mission 3 phóng lên Trạm vũ trụ quốc tế ISS - Ảnh: NASA

Các nhà nghiên cứu từ Đại học California San Diego (UC San Diego, Mỹ) sử dụng tế bào của bệnh nhân ung thư vú để đưa lên môi trường vi trọng lực của không gian, nhằm khám phá tính hiệu quả của một số phương pháp điều trị ung thư, theo trang tin The Messenger.

Mặc dù việc sử dụng hoạt động du hành vũ trụ để nghiên cứu thuốc trị ung thư có vẻ là một sự bất tiện lớn, nhưng đây thực sự là một phương pháp sáng tạo để tăng tốc quá trình nghiên cứu.

Việc thiếu trọng lực bên ngoài bầu khí quyển Trái đất khiến các tế bào của cơ thể con người phải chịu áp lực đáng kể, điều này có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Người ta ước tính rằng việc dành 6 tháng trong môi trường vi trọng lực - như các phi hành gia thường làm - có thể khiến các cơ quan và xương của con người già đi tới 10 năm.

  • Nghiên cứu đột phá: Dùng DNA nhân tạo tiêu diệt tế bào ung thư

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu sử dụng hiện tượng này để khám phá sự tiến triển của lão hóa và bệnh tật. Họ hy vọng tìm ra manh mối có thể cung cấp các phương pháp điều trị và phòng ngừa khác nhau.

Trước khi gửi các mẫu khối u (gọi là các chất hữu cơ) vào không gian cùng với 4 thành viên phi hành đoàn, các nhà nghiên cứu của UC San Diego đã xử lý các tế bào khối u này bằng 2 loại thuốc trị ung thư mới.

Mục tiêu của họ là theo dõi tác dụng của thuốc lên các chất hữu cơ trong không gian và so sánh nó với những chất còn sót lại trên Trái đất.

Quá trình lão hóa nhanh chóng xảy ra trong môi trường vi trọng lực sẽ cho phép các nhà khoa học đẩy nhanh sự hiểu biết của họ về hiệu quả của thuốc.

Mong chờ đột phá y học

Trên thực tế, đây không phải lần đầu tiên UC San Diego đưa mô người lên Trạm ISS.

Trong 5 năm qua, trường đại học này đã đi đầu trong nỗ lực tiến hành nghiên cứu khoa học sức khỏe trong không gian.

UC San Diego đã hợp tác với NASA trong nhiều lần phóng lên vũ trụ để nghiên cứu tác động của vi trọng lực lên tế bào gốc của con người.

Vào tháng 3-2023, các nhà khoa học từ Đại học Johns Hopkins cũng đã gửi mẫu mô tim người đến Trạm ISS, qua đó khám phá sự tiến triển của bệnh tim và cách một số loại thuốc có thể làm chậm tiến triển của bệnh.

Đây chỉ là một vài trong số rất nhiều dự án hợp tác sử dụng công cuộc du hành vũ trụ để thúc đẩy nghiên cứu y học. Điều này chứng minh rằng khi nói đến nghiên cứu y học, trên thực tế bầu trời không còn là giới hạn nữa.

Có thể bạn quan tâm
Trung Quốc chiết xuất uranium từ nước biển nhanh gấp 3 lần phương pháp khác

Trung Quốc chiết xuất uranium từ nước biển nhanh gấp 3 lần phương pháp khác

00:40 30/12/2023

Theo SCMP, các nhà khoa học Trung Quốc nói họ đã tìm ra cách chiết xuất hiệu quả uranium - kim loại nặng dùng làm nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân - từ nước biển bằng điện. Cụ thể, nhóm nghiên cứu từ Đại học Sư phạm Đông Bắc ở thành phố Trường Xuân (tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc) đã phát triển một điện cực để thu giữ uranium thông qua các phản ứng điện hóa. Họ cho biết phương pháp này nhanh hơn ít nhất 3 lần so với các cách chiết xuất hiện tại...

Lùi xe trên cầu như chỗ không người, xe tải suýt gây tai nạn

Lùi xe trên cầu như chỗ không người, xe tải suýt gây tai nạn

13:10 03/11/2023

Tài xế xe tải đang đi bất ngờ dừng đột ngột rồi cho lùi xe trên cầu, khiến ô tô phía sau phải tìm cách tránh gấp.

GS Ngô Bảo Châu nói về 'nghề khoa học'

GS Ngô Bảo Châu nói về 'nghề khoa học'

12:20 23/08/2023

GS Ngô Bảo Châu tham gia bàn tròn với tư cách khách mời đặc biệt, đại diện cho Viện nghiên cứu cao cấp về Toán VIASM chia sẻ về chủ đề 'nghề khoa học' tại Trường hè Khoa học Việt Nam 2023.

Nữ tiến sĩ mê nghiên cứu côn trùng, chỉ bà con làm nông nghiệp xanh

Nữ tiến sĩ mê nghiên cứu côn trùng, chỉ bà con làm nông nghiệp xanh

11:30 07/04/2024

Gần 20 năm giảng dạy và nghiên cứu côn trùng học, tiến sĩ Nguyễn Thị Oanh tìm ra những phương pháp tự nhiên bảo vệ cây trồng và nông sản.

Nguy cơ xảy ra thảm họa sinh học từ phòng thí nghiệm y tế Sudan

Nguy cơ xảy ra thảm họa sinh học từ phòng thí nghiệm y tế Sudan

22:00 25/04/2023

WHO cảnh báo về nguy cơ thảm họa sinh học sau khi một trong những bên tham gia giao tranh tại Sudan chiếm quyền kiểm soát Phòng thí nghiệm y tế quốc gia - nơi lưu giữ mầm bệnh sởi và bệnh tả.

Loài kiến xâm hại gây khó cho sư tử

Loài kiến xâm hại gây khó cho sư tử

01:10 29/01/2024

Các nhà nghiên cứu phát hiện một loài kiến phàm ăn đang gây ra phản ứng dây chuyền đe dọa sư tử bởi chúng bị mất nơi ẩn nấp để rình mồi.

Thấy con bị sư tử bắt, trâu rừng làm điều khó tin và kết quả đầy bất ngờ

Thấy con bị sư tử bắt, trâu rừng làm điều khó tin và kết quả đầy bất ngờ

07:30 01/04/2023

Trong nỗ lực cứu trâu con khỏi nanh vuốt của sư tử, trâu rừng trưởng thành đã phạm phải sai lầm lớn, nhưng điều này lại vô tình giúp trâu con may mắn thoát chết.

Hà Nội ô nhiễm không khí nhất thế giới sáng nay

Hà Nội ô nhiễm không khí nhất thế giới sáng nay

08:40 05/03/2024

Ứng dụng theo dõi chất lượng không khí Air Visual ghi nhận Hà Nội ô nhiễm nhất thế giới sáng nay (5/3), vượt qua các điểm nóng ô nhiễm không khí của thế giới là thành phố Lahore của Pakistan và Dhaka của Bangladesh.

Gói mỳ sản xuất năm 1994 tìm thấy ở mộ cổ hơn 2.000 năm tiết lộ manh mối vụ trộm

Gói mỳ sản xuất năm 1994 tìm thấy ở mộ cổ hơn 2.000 năm tiết lộ manh mối vụ trộm

07:50 07/07/2023

Chỉ nhờ một gói mỳ nhưng có thể phát hiện ra cả một vụ trộm mộ gây chấn động hóa ra là có thật. Câu chuyện dưới đây là minh chứng. Vào tháng 4 năm 1994, một vụ cướp cổ vật nghiêm trọng ở thành phố Kinh Môn, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) gây chấn động ở quốc gia này. Cụ thể, tại thôn Quách Điếm, trấn Kỷ Sơn, huyện Sa Dương, tỉnh Hồ Bắc, trên cánh đồng hoa cải dầu, nằm cách quốc lộ khoảng 1 km về phía Tây có một hố lớn với đường kính hơn 1 mét trên mặt...

Co loi xay ra
Co loi xay ra