Nhiều trường đại học tuyển sinh ngành Ngôn ngữ Anh nhưng tổ hợp xét tuyển không có môn Tiếng Anh hay Sư phạm Vật lý nhưng tổ hợp không yêu cầu môn Vật lý.
Tìm đọc quy chế tuyển sinh của các trường đại học, Như Quỳnh - học sinh lớp 12, Trường THPT Đông Sơn 2 (Thanh Hóa) bất ngờ khi thấy nhiều tổ hợp xét tuyển mới và lạ. Càng đọc, nữ sinh càng tìm thấy nhiều tổ hợp tréo ngoe đối với ngành học.
Quỳnh dẫn chứng, ngành Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tuyển sinh các tổ hợp không có môn Tiếng Anh như C03 (Văn, Toán, Sử), C04 (Văn, Toán, Địa), C14 (Văn, Toán, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật). Bên cạnh đó, các ngành Sư phạm Vật lý, Sư phạm Lịch sử... cũng có loạt tổ hợp xét tuyển không có môn chính.
Tại Trường Đại học Hòa Bình, các ngành Y khoa, Dược học có 4/5 tổ hợp không có môn Sinh. Ngành Ngôn ngữ Anh có 2/5 tổ hợp không có môn Tiếng Anh, thậm chí môn chính được xác định là môn Ngữ văn.
Tại Trường Đại học Trưng Vương, ngành Ngôn ngữ Anh cũng xét tuyển khối C00 (Văn, Sử, Địa). Trường Đại học Y Dược (Đại học Đà Nẵng) dự kiến tuyển sinh ngành mới Hóa dược xét tuyển khối A01 (Toán, Lý, Anh), không có môn Hóa.
Không chỉ học sinh, giáo viên cũng đặt ra dấu hỏi lớn khi đề cập tới vấn đề này. Cô Trần Thị Thơ - giáo viên Trường THPT Hoàng Văn Thụ (Hà Nội) băn khoăn rằng - liệu điều này có ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào đối với các trường đại học.
“Một môn học không được đầu tư từ bậc THPT nhưng lại trở thành môn chuyên ngành ở đại học có thể khiến chất lượng đào tạo chưa thực sự tối ưu.
Trong bối cảnh này, các em cần cân nhắc kỹ xem năng lực bản thân, niềm đam mê của mình có thể theo đuổi được ngành nghề đó không? Cơ hội mở ra kèm theo cả thử thách, các sĩ tử nên lựa chọn tổ hợp môn mình tự tin có thể theo học” - cô Thơ chia sẻ.
Theo chia sẻ của đại diện một cơ sở giáo dục đại học phía Bắc, quy chế tuyển sinh đại học mới bỏ yêu cầu mỗi ngành, mỗi chương trình có tối đa 4 tổ hợp xét tuyển; hiện không giới hạn số tổ hợp xét tuyển. Theo đó, tổ hợp môn dùng để xét tuyển bao gồm ít nhất 3 môn phù hợp, trong đó phải có môn Toán hoặc Ngữ văn với trọng số tính điểm xét không dưới 25%. Như vậy, các trường không vi phạm quy chế.
Vị này cũng cho rằng, các môn học ở bậc THPT chỉ là bước đầu xác định năng lực và niềm yêu thích của học sinh với ngành nghề. Các kỹ năng nghề nghiệp sẽ được trau dồi và tích lũy ở bậc đại học nên việc đa dạng tổ hợp xét tuyển không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đầu vào.
Mùa tuyển sinh năm 2025, thí sinh không cần chọn mã phương thức, mã tổ hợp… chỉ cần xác định rõ chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo và cơ sở đào tạo mong muốn theo học để quyết định đăng ký. Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GDĐT sẽ sử dụng phương thức có kết quả cao nhất của thí sinh để xét tuyển.
Trong số 52 tỉnh thành thuộc diện đề xuất sáp nhập, nếu chia theo 3 miền thì miền Bắc và miền Nam 38 tỉnh, thành còn lại miền Trung có 14 tỉnh, thành.
Chiều 30-3, 80 cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ tại Myanmar đã có mặt tại trụ sở Bộ Quốc phòng để tham dự hội nghị giao nhiệm vụ cho các lực lượng tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar.
Xung đột Nga - Ukraine đang có dấu hiệu hướng đến hồi kết thúc khi hai nước đồng thuận 'loại bỏ việc sử dụng vũ lực' ở Biển Đen.
Từ tháng 3.2025, hai Vụ Giáo dục tiểu học và Vụ Giáo dục trung học thuộc Bộ GDĐT sẽ chính thức sáp nhập , lấy tên là Vụ Giáo dục...
Thanh Hóa - Trước phản ánh của phụ huynh học sinh về mâm cơm ở trường nội trú có phần ít thức ăn, huyện Quan Hóa sẽ cho kiểm tra...
28 gian trưng bày, triển lãm về các thành tựu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và 44 gian trưng bày giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Nam tạo ấn tượng mạnh mẽ với người dân và doanh nghiệp, du khách
Bộ Giáo dục sẽ ưu tiên các dạng câu hỏi mà thí sinh phải liên hệ thực tế, hoặc liên hệ kiến thức lớp 10, 11 để trả lời nội dung lớp 12.
Việc tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội sẽ bắt đầu từ đầu tháng 7-2025, theo hướng dẫn tuyển sinh năm học 2025-2026 vừa được Sở GD-ĐT Hà Nội ban hành.
Nhiều trường đại học dự kiến bổ sung các tổ hợp xét tuyển mới. Một số tổ hợp có thêm môn Tin học, Công nghệ, Giáo dục kinh tế và...