Từ tháng 3.2025, hai Vụ Giáo dục tiểu học và Vụ Giáo dục trung học thuộc Bộ GDĐT sẽ chính thức sáp nhập, lấy tên là Vụ Giáo dục Phổ thông.
Nghị định số 37 có hiệu lực thi hành từ ngày 1.3, thay thế nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24.10.2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).
Theo Nghị định này, cơ cấu tổ chức của Bộ GDĐT giảm 5 đơn vị, từ 23 xuống còn 18 đơn vị.
Đặc biệt sau khi sáp nhập, tinh gọn, Vụ Giáo dục tiểu học và Vụ Giáo dục trung học đã được gộp thành Vụ Giáo dục phổ thông.
Bộ GDĐT chưa công bố cơ cấu nhân sự sau khi hai vụ này được sáp nhập.
Trước đó, Vụ Giáo dục Trung học có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về giáo dục trung học (cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông); giúp Bộ trưởng ban hành quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học; Tổ chức thẩm định, phát triển chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học…
Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học là PGS. TS Nguyễn Xuân Thành.
Còn Vụ Giáo dục tiểu học giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước đối với giáo dục tiểu học; Ban hành chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; tổ chức thẩm định sách giáo khoa cấp tiểu học, phê duyệt sách giáo khoa được phép sử dụng trong các cơ sở giáo dục tiểu học; hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; Hướng dẫn thực hiện nội dung chương trình giáo dục tiểu học; thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo; phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học.
TS Thái Văn Tài là Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học.
Nghị định số 37/2025/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo giảm 5 đơn vị, từ 23 xuống còn 18 đơn vị gồm:
1- Vụ Giáo dục Mầm non;
2- Vụ Giáo dục Phổ thông;
3- Vụ Giáo dục Đại học;
4- Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh;
5- Vụ Học sinh, sinh viên;
6- Vụ Pháp chế;
7- Vụ Tổ chức cán bộ;
8- Vụ Kế hoạch-Tài chính;
9- Văn phòng;
10- Thanh tra;
11- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục;
12- Cục Quản lý chất lượng;
13- Cục Khoa học, Công nghệ và Thông tin;
14- Cục Hợp tác quốc tế;
15- Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên;
16- Báo Giáo dục và Thời đại;
17- Tạp chí Giáo dục;
18- Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Chiều 30-3, 80 cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ tại Myanmar đã có mặt tại trụ sở Bộ Quốc phòng để tham dự hội nghị giao nhiệm vụ cho các lực lượng tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar.
Xung đột Nga - Ukraine đang có dấu hiệu hướng đến hồi kết thúc khi hai nước đồng thuận 'loại bỏ việc sử dụng vũ lực' ở Biển Đen.
Thanh Hóa - Trước phản ánh của phụ huynh học sinh về mâm cơm ở trường nội trú có phần ít thức ăn, huyện Quan Hóa sẽ cho kiểm tra...
28 gian trưng bày, triển lãm về các thành tựu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và 44 gian trưng bày giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Nam tạo ấn tượng mạnh mẽ với người dân và doanh nghiệp, du khách
Bộ Giáo dục sẽ ưu tiên các dạng câu hỏi mà thí sinh phải liên hệ thực tế, hoặc liên hệ kiến thức lớp 10, 11 để trả lời nội dung lớp 12.
Việc tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội sẽ bắt đầu từ đầu tháng 7-2025, theo hướng dẫn tuyển sinh năm học 2025-2026 vừa được Sở GD-ĐT Hà Nội ban hành.
Nhiều trường đại học dự kiến bổ sung các tổ hợp xét tuyển mới. Một số tổ hợp có thêm môn Tin học, Công nghệ, Giáo dục kinh tế và...
Theo PGS.TS Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT), có 7 điểm mới quan trọng trong quy chế tuyển sinh đại học, cao...
Ngày 7.3, Ban Liên lạc Trường Sư phạm Tây Nam Bộ tổ chức họp mặt truyền thống nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.