Hệ thống cung cấp nước uống 1.600 năm

08:30 19/03/2024

Các đài phun nước nối liền với bể nông và kênh dẫn nước từ suối hoặc mạch nước ngầm cung cấp nguồn nước dồi dào cho người dân Nepal.

Đất nước Nepal nằm giữa Ấn Độ và Tây Tạng có hệ thống cung cấp nước uống rất dồi dào, có niên đại ít nhất từ thế kỷ 5. Một trong những đặc điểm ấn tượng nhất của nó là các đài phun nước bằng đá tinh xảo mang tên dhunge dhara hoặc hiti, trông giống quái vật biển makara trong truyền thuyết Hindu giáo. Dù dhunge dhara không kỳ vĩ như đường dẫn nước của La Mã cổ đại, công nghệ khéo léo giúp đưa nước tới đài phun cũng không kém phần ấn tượng, theo Interesting Engineering.

Dhunge dhara xuất hiện lần đầu tiên vào thời vương quốc Licchavi (năm 400 - 750 AD). Một số học giả cho rằng hệ thống tương tự có thể tồn tại sớm hơn và người Licchavis chỉ tổ chức và mang đến hình dạng thẩm mỹ cho công trình tồn tại sẵn. Trong văn hóa Nepal, dâng nước lên các vị thần được xem là hành động đáng khen ngợi. Do đó, cả các vị vua và cộng đồng dân cư trong quá khứ đều xây dhunge dhara ở trong vùng.

Công trình Manga Hiti ở Patan, xây vào năm 570 AD, được cho là dhunge dhara cổ nhất còn hoạt động. Theo thời gian, ngày càng nhiều đài phun nước tương tự bắt đầu mọc lên khắp thung lũng Kathmandu. Thời kỳ Malla (năm 1201 - 1779) ghi nhận sự phát triển của hệ thống đài phun nước.

Nguồn nước cơ bản của dhunge dhara là mạng lưới kênh dẫn nước từ những dòng suối trên núi. Một số khác lấy từ tầng ngậm nước dưới lòng đất. Dhunge dhara khai thác các nguồn dưới lòng đất thường được xây trên bể nông với độ sâu do mực nước ngầm quyết định. Những bể này được xây từ đá và gạch với vòi nhô ra từ mặt tường. Trong khi hầu hết bể chỉ có một vòi, có nhiều đài phun nước có 2, 3, 5, 9 hoặc thậm chí nhiều vòi hơn như công trình Muktidhara ở quận Mustang với 108 vòi. Nằm phía trên mỗi vòi luôn có một đền thờ nhỏ dành riêng cho một vị thần. Nước dư thừa được chứa trong ao hoặc dẫn tới cánh đồng canh tác để tưới tiêu.

Cuối thế kỷ 17, trước khi đường ống nước phổ biến, đài phun nước là nguồn cung cấp nước uống quan trọng. Dù tầm quan trọng của chúng giảm dần từ sau đó, dhunge dhara vẫn hoạt động, phục vụ khoảng 10% dân số ở thung lũng Kathmandu. Ngay cả ngày nay, dhunge dhara là phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của nhiều cư dân. Họ sử dụng chúng cho mục đích tắm rửa và giặt giũ. Đây cũng là nơi thực hiện những nghi thức tôn giáo như như lau tượng thần.

An Khang (Theo Amusing Planet)

Có thể bạn quan tâm
'Hố đen' dữ liệu cá nhân

'Hố đen' dữ liệu cá nhân

12:00 06/07/2023

Khi đầu dây bên kia nói đúng tên tuổi, địa chỉ, Quang Vương (Đà Nẵng) hoang mang không nhớ nổi đã đưa những thông tin này cho những dịch vụ nào.

'Xe dù, bến cóc': Quay quắt với câu hỏi 'bao giờ xử lý dứt điểm?'

'Xe dù, bến cóc': Quay quắt với câu hỏi 'bao giờ xử lý dứt điểm?'

09:40 22/06/2024

Thời gian qua, các cơ quan chức năng ở TP.HCM đưa ra nhiều giải pháp mạnh tay để trị 'xe dù, bến cóc'. Thế nhưng vẫn còn những nhà xe tìm cách lách luật, đối phó để tiếp tục hoạt động.

Phát hiện nhiều vi nhựa trong nước sông Sài Gòn

Phát hiện nhiều vi nhựa trong nước sông Sài Gòn

05:40 23/03/2024

Ứng dụng công nghệ phân tích hóa học phân tử kết hợp kính hiển vi quang học các nhà khoa học phát hiện mẫu nước sông Sài Gòn có nhiều vi nhựa dạng sợi và mảnh.

Túi khí gây phun cột nước ở Gia Lai hình thành thế nào?

Túi khí gây phun cột nước ở Gia Lai hình thành thế nào?

02:50 25/08/2024

Các chuyên gia cho rằng, túi khí hình thành từ hàng triệu năm trước trên đá bazan tại Tây Nguyên, khi có tác động khiến chúng liên kết với nhau phun trào.

Cận cảnh clip vụ tai nạn tàu hỏa đâm ôtô nát đầu ở Hà Nội

Cận cảnh clip vụ tai nạn tàu hỏa đâm ôtô nát đầu ở Hà Nội

01:30 06/06/2024

Trên mạng xã hội xôn xao clip vụ tai nạn tàu hỏa đâm ôtô nát đầu ở Hà Nội

Vườn quốc gia Bến En nuôi, bảo tồn loài cheo cheo quý

Vườn quốc gia Bến En nuôi, bảo tồn loài cheo cheo quý

09:30 09/07/2024

Cheo cheo (Tragulus kanchil) là loài sống đơn độc tại các khu rừng hoang, khi gặp kẻ thù sẽ nhảy trốn rất nhanh. Chúng có tên trong Sách đỏ Việt Nam.

Thi trượt bằng lái xe mãi, kiếm người thi hộ nhưng bị lộ ngay

Thi trượt bằng lái xe mãi, kiếm người thi hộ nhưng bị lộ ngay

08:20 24/09/2023

Một người đàn ông sống ở Bỉ quá thất vọng vì thi trượt bằng lái xe phần lý thuyết, đến mức anh ta đã thuê một người trông giống mình thi hộ.

Miệt mài nghiên cứu trồng nấm vân chi đỏ

Miệt mài nghiên cứu trồng nấm vân chi đỏ

10:50 31/12/2023

Tiến sĩ Trần Đức Tường, giảng viên khoa khoa học tự nhiên Trường ĐH Đồng Tháp, bắt đầu nghiên cứu trồng nấm vân chi đỏ từ năm 2015.

Thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất thế giới

Thảm họa công nghiệp tồi tệ nhất thế giới

10:40 30/11/2023

Gần 40 năm trước, nhà máy thuốc trừ sâu ở Bhopal phun khí độc vào môi trường xung quanh, khiến hàng nghìn người tử vong ngay lập tức và nhiều ca chết trẻ khác.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới