Tiến sĩ Trần Đức Tường, giảng viên khoa khoa học tự nhiên Trường ĐH Đồng Tháp, bắt đầu nghiên cứu trồng nấm vân chi đỏ từ năm 2015.
Đến nay, sản phẩm đã sẵn sàng thương mại hóa. Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023 đã vinh danh công trình nghiên cứu này.
Theo tiến sĩ Trần Đức Tường, giống gốc nấm vân chi đỏ được thu thập từ tỉnh Tây Ninh. Sau đó, việc nghiên cứu trải qua quy trình gồm phân lập tạo giống thuần chủng, định danh, xác định với danh pháp khoa học là Pycnoporus sanguineus (L.: Fr.) Murill, mã số truy cập được cấp bởi NCBI là MH225776.
"Kết quả nghiên cứu xác định chất trồng có tỉ lệ phối trộn gồm 60% cùi bắp và 40% vỏ trấu thích hợp nhất cho hệ sợi nấm phát triển tốt và lan kín bịch phôi nhanh nhất. Thời điểm bắt đầu cho thu hoạch nấm đến sớm nhất, năng suất nấm thu hoạch đạt cao nhất với một tấn cùi bắp và vỏ trấu sẽ trồng được 205,2kg nấm tươi", tiến sĩ Tường nói.
Cùi bắp và vỏ trấu là hai phụ phế phẩm sẵn có, rất dồi dào ở Đồng Tháp và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hai phụ phẩm này chứa hàm lượng xơ (hemicellulose, cellulose, lignin) khá cao, dễ thu gom, giá thành thấp, trữ lượng dồi dào, rất thích hợp để trồng các loại nấm dược liệu.
Trước đó, ít có nghiên cứu nào về tận dụng hiệu quả của các phụ phế phẩm nông nghiệp này nhằm góp phần giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường, vừa tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Từ năm 2015, ông Trường bắt đầu thực hiện công trình nghiên cứu với cùi bắp và vỏ trấu thay thế cho mùn cưa cây cao su để sản xuất nấm vân chi đỏ. Khi trồng phải tuân thủ từng công đoạn, từ nguyên vật liệu, giống, sấy hấp, chăm sóc, thu hái, bảo quản sản phẩm, các tiêu chí về nhiệt độ, ánh sáng, tỉ lệ phối trộn thích hợp nhất để đạt hiệu quả cao nhất.
"Thời gian cho một vụ sản xuất từ khâu làm giống đến nuôi trồng sản xuất giá thể nấm sấy khô trung bình từ 4 - 5 tháng tùy vào thời tiết. Nấm vân chi đỏ giàu các hợp chất thiên nhiên có lợi cho sức khỏe. Nấm có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol, ổn định glucose huyết, kháng oxy hóa, kháng khuẩn, kháng ung thư, thanh lọc cơ thể, bảo vệ gan, chống huyết khối...", tiến sĩ Tường nói thêm.
Nấm vân chi đỏ có giá trị kinh tế cao, giá bán khoảng 2,4 triệu đồng/kg (loại hộp 50gam giá 120.000 đồng), thích nghi tốt với môi trường, khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chi phí đầu tư thấp.
Một số sản phẩm đang được trưng bày, giới thiệu và kinh doanh tại gian hàng thanh niên khởi nghiệp của Trường ĐH Đồng Tháp, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tịnh Thới (TP Cao Lãnh) với số lượng giới hạn và sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho nông dân, doanh nghiệp nhằm thương mại hóa sản phẩm.
Chị Nguyễn Thị Như Ngọc, cựu sinh viên ngành sư phạm sinh học Trường ĐH Đồng Tháp, chia sẻ nhờ sự hướng dẫn của tiến sĩ Trần Đức Tường chị có thêm nhiều kiến thức nghề trồng nấm.
Quá trình nghiên cứu, chị Như Ngọc được đi đến trang trại sản xuất nấm để xem và học hỏi các quy trình làm nấm như nấm bào ngư trắng, nấm vân chi đỏ... Hiện chị đang làm việc tại tỉnh Vĩnh Long.
"Trước đó tôi đã tham gia đề tài "Nghiên cứu thử nghiệm trồng nấm bào ngư xám trên phụ phế phẩm cùi bắp, vỏ trấu và lục bình" do thầy Tường hướng dẫn và được thầy giới thiệu chỉ dẫn quy trình trồng nấm vân chi đỏ.
Sau sáu tháng được học tập, nghiên cứu cùng thầy và các bạn cùng nhóm đề tài, giúp tôi am hiểu thêm về nấm học và thúc đẩy tinh thần nghiên cứu sáng tạo trong lĩnh vực sinh học", chị Ngọc nói.
Để tạo điều kiện ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, UBND tỉnh Đồng Tháp đã tiếp tục phê duyệt đề tài khoa học "Nghiên cứu hoàn thiện quy trình trồng và phát triển sản phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng tác dụng tăng cường miễn dịch, bảo vệ gan từ nấm vân chi đỏ" do tiến sĩ Trần Đức Tường làm chủ nhiệm.
Trường ĐH Đồng Tháp sẽ chủ trì phối hợp với Trường ĐH Y Dược Cần Thơ, Công ty CP dược phẩm Imexpharm Đồng Tháp và Sở Y tế Đồng Tháp thực hiện.
Công trình "Nghiên cứu thành phần cơ chất sẵn có tại địa phương để trồng nấm vân chi đỏ" đã được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023.
Trước đó đều đặn từ năm 2020 - 2023, nghiên cứu này đã đoạt giải nhất cấp tỉnh và giải khuyến khích cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Lý do chưa đoạt giải thưởng cao vì sản phẩm chưa được thương mại hóa trên thị trường.
Ngày 16.9, Sở Thông tin và Truyền thông Lào Cai ra cảnh báo về hình thức lừa đảo kêu gọi ủng hộ người dân bị ảnh hưởng bởi bão số...
Sông băng tan chảy ở Thụy Sĩ, miệng núi lửa cháy liên tục ở Turkmenistan, rừng ngập mặn Bàu Cá Cái ở Việt Nam… gây ấn tượng mạnh trong cuộc thi Ảnh Trái đất 2024.
Được thiết kế giống như “con rồng bay', robot này được tạo ra để giải quyết các đám cháy được coi là quá nguy hiểm mà lính cứu hỏa là con người không thể đối đầu. Thiết kế robot vòi chữa cháy trên không mang tên Dragon Firefighter vừa được công bố chính thức trên tạp chí Frontiers in Robotics and AI. Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ phòng thí nghiệm của Giáo sư Satoshi Tadokoro tại Đại học Tohoku đã khởi xướng việc phát triển dự án robot này....
Các nhà nghiên cứu phát hiện một loài kiến phàm ăn đang gây ra phản ứng dây chuyền đe dọa sư tử bởi chúng bị mất nơi ẩn nấp để rình mồi.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể tìm ra vị trí ngôi mộ của Thành Cát Tư Hãn cũng như nguyên nhân khiến ông qua đời.
Sau hàng loạt vụ tấn công do lợn hoang gây ra, nhà chức trách nhiều tỉnh ở Trung Quốc buộc phải triển khai thợ săn tiêu diệt loài vật gây hại này.
Mất đến hai thế kỷ các nhà khoa học mới có thể tái tạo chúng trong phòng thí nghiệm. Thậm chí, giới chuyên gia còn đặt tên thử thách này là “Vấn đề Dolomite”, cho thấy những thách thức về khoa học khi tái tạo loại khoáng sản trong môi trường phòng lab. Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Science, kết quả hợp tác giữa Đại học Michigan (UM) và Đại học Hokkaido ở Sapporo, Nhật Bản, dường như đã giải quyết được câu hỏi hóc búa về địa chất này bằng...
Nhà chức trách bang Tennessee sẵn sàng chi 100 USD/một con cá mè đeo thẻ cho người bắt được chúng nhằm giảm số lượng cá mè trắng ngoài tự nhiên.
Nhiều bạn đọc thắc mắc theo quy định của pháp luật có lỗi vượt đèn vàng không?