Giải mã bí ẩn đằng sau sa mạc muối có hình tổ ong kỳ lạ

10:30 09/03/2023
Lucas Goehring, phó giáo sư vật lý tại Đại học Nottingham Trent ở Anh, cho biết: "Những gì chúng tôi đã chỉ ra là có một lời giải thích đơn giản, hợp lý, nhưng ẩn dưới lòng đất."

Theo một nghiên cứu được công bố vào ngày 24/2 trên tạp chí Physical Review X: "Câu trả lời nằm trong mạch nước ngầm bên dưới lớp vỏ muối".

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học mô tả cách thức các lớp nước mặn và ít mặn lưu thông lên xuống theo dòng chảy hình bánh rán, chúng ép lại với nhau theo chiều ngang để tạo thành mô hình thông thường.

Trước đó, các nhà khoa học đề xuất rằng, các vết nứt và đường vân hình thành khi lớp vỏ muối nở ra và khô đi, uốn cong và phân mảnh dưới sức căng. Giờ đây, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, những nỗ lực trước đây để tìm hiểu hiện tượng này đã không tính đến kích thước đồng nhất của các hình lục giác, luôn có chiều ngang từ 1 đến 2 m, cho dù chúng được tìm thấy ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Cuộn đối lưu

Nghiên cứu mới xác nhận ý tưởng được chấp nhận rộng rãi rằng, các mô hình tổ ong được hình thành bởi một cơ chế bắt nguồn từ nhiệt động lực học cơ bản, tương tự như chuyển động của nước nóng và lạnh trong bộ tản nhiệt hoặc trong nồi nước sôi.

Goehring cho biết: “Các mô hình bề mặt phản ánh sự đảo ngược chậm của nước mặn trong đất, một hiện tượng giống như các tế bào đối lưu hình thành trong một lớp nước sôi mỏng".

Sa mạc muối không khô cằn như vẻ ngoài của chúng. Bên dưới lớp muối là một lớp nước cực kỳ mặn, có thể lấy được bằng cách dùng tay đào. Nước bốc hơi trong những tháng hè nóng nực, chỉ để lại một lớp muối, một số muối sẽ hòa tan vào lớp nước tiếp theo. Lớp này sau đó đậm đặc hơn lớp bên dưới nó, và nước mặn chìm xuống trong một vòng bao quanh lớp nước ngọt hơn, ít đậm đặc hơn dâng lên để thay thế. Nước bay hơi và để lại cặn muối, muối này lại hòa tan vào lớp nước trên cùng. Chu kỳ lặp đi lặp lại để hình thành cái mà các nhà khoa học gọi là cuộn đối lưu.

Nghiên cứu về sa mạc muối tập trung vào các dòng chảy dưới bề mặt này hoặc vào lớp vỏ. Nghiên cứu mới lập luận rằng, hai tính năng này tương tác và phản chiếu lẫn nhau để tạo thành các dải. Ở những nơi nước bề mặt dày đặc và mặn chìm xuống, muối tích tụ trên lớp vỏ để tạo thành các đường vân. Lớp vỏ muối phát triển nhanh hơn xung quanh các cạnh của mỗi hình lục giác vì nó tiếp xúc với nước mặn hơn ở giữa.

Thông thường, một cuộn đối lưu sẽ có hình dạng bánh rán tròn. Các nhà nghiên cứu cho biết, do có rất nhiều trong số chúng được xếp sát nhau trên một mặt phẳng muối, nên các cuộn được ép vào nhau để tạo thành hình lục giác.

Stuart King, nhà nghiên cứu tại Đại học Edinburgh ở Scotland, người không tham gia nghiên cứu, cho biết: "Ai cũng biết rằng, các mẫu hình lục giác phát sinh từ các quá trình đối lưu và bay hơi, nhưng bài báo này kết nối điều đó với sự đối lưu xuyên thấu của lớp xốp bên dưới, điều này có vẻ rất hợp lý vì một cơ chế rộng lớn hơn thúc đẩy toàn bộ quá trình hình thành muối".

Có thể bạn quan tâm
Ô tô rơi từ nóc nhà trên độ cao 15m, tài xế sống sót thần kỳ

Ô tô rơi từ nóc nhà trên độ cao 15m, tài xế sống sót thần kỳ

08:20 06/09/2023

Vụ tai nạn ô tô rơi xảy ra khi chiếc Lada Niva thực hiện một màn 'song phi' giữa hai tòa nhà như thể phim hành động.

Nhiều nhà khoa học trên thế giới đến Bình Định bàn về an ninh nguồn nước

Nhiều nhà khoa học trên thế giới đến Bình Định bàn về an ninh nguồn nước

19:00 11/09/2023

Ngày 11/9, tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE, ở TP. Quy Nhơn) diễn ra Hội thảo “Khoa học vì hòa bình” với chủ đề “An ninh và mất an ninh nguồn nước: Tái thiết sự chung sống hòa bình với khoa học”.

Phát hiện 74 cá thể Vượn cao vít ở cánh rừng biên giới Việt - Trung

Phát hiện 74 cá thể Vượn cao vít ở cánh rừng biên giới Việt - Trung

10:50 11/01/2024

Tổ chức Fauna & Flora tại Việt Nam sử dụng công nghệ sinh trắc giọng hót, xác nhận loài Vượn cao vít phân bố ở khu rừng nhỏ biên giới Việt - Trung là 74 con thay vì số lượng ước tính 120 trước đó.

Lần đầu chụp được ảnh cận cảnh rác vũ trụ cỡ lớn nặng 3 tấn

Lần đầu chụp được ảnh cận cảnh rác vũ trụ cỡ lớn nặng 3 tấn

10:10 08/05/2024

Việc tiếp cận rác vũ trụ cỡ lớn ở khoảng cách gần mà không đụng vào nó mở đường cho việc dọn dẹp rác vũ trụ trong tương lai.

Thành tựu khoa học từ cuộc xâm lược Ai Cập của Napoleon

Thành tựu khoa học từ cuộc xâm lược Ai Cập của Napoleon

08:30 06/12/2023

Cuối thế kỷ 18, hơn 150 nhà khoa học cùng Napoleon tới Ai Cập với mục đích nghiên cứu và khai thác, mang đến nhiều phát hiện mới và giá trị.

Tìm thấy dấu tích sớm nhất về vị thần Bắc Âu Odin, 'vua của các vị thần'

Tìm thấy dấu tích sớm nhất về vị thần Bắc Âu Odin, 'vua của các vị thần'

08:30 14/03/2023

Một mặt dây chuyền bằng vàng được khai quật gần đây ở Đan Mạch mang dòng chữ sớm nhất được biết đến có hình vị thần Bắc Âu Odin. Các nhà khảo cổ học cho rằng, mặt dây chuyền được làm bằng vàng mỏng, được đóng dấu niên đại từ thế kỷ thứ năm sau Công nguyên, lâu đời hơn 150 năm so với cổ vật lâu đời nhất được biết đến trước đó có đề cập đến thần thoại Bắc Âu.

Con người chưa thể dập 'Cổng địa ngục' cháy suốt 50 năm

Con người chưa thể dập 'Cổng địa ngục' cháy suốt 50 năm

08:30 23/11/2023

Giới nghiên cứu vẫn chưa tìm ra biện pháp khả thi để dập tắt miệng hố Darvaza chứa đầy khí methane và cháy suốt từ thời Liên Xô.

Nga muốn xây dựng căn cứ cho hạm đội tàu tên lửa mới

Nga muốn xây dựng căn cứ cho hạm đội tàu tên lửa mới

11:30 24/10/2023

Nga đang lập kế hoạch xây dựng một căn cứ hải quân nhỏ tại khu vực hồ Ladoga, nhằm ứng phó trực tiếp với sự mở rộng của NATO, theo...

Nguyên nhân gây ra động đất ở Hà Nội sáng 25-3

Nguyên nhân gây ra động đất ở Hà Nội sáng 25-3

05:50 26/03/2024

Trận động đất ở Mỹ Đức gây rung lắc ở trung tâm Hà Nội sáng nay là do nằm trong vùng đứt gãy sông Hồng - sông Lô - sông Chảy.

Co loi xay ra
Co loi xay ra