Đới đứt gãy sông Hồng gây động đất ở Hà Nội

14:10 25/03/2024

Động đất ở huyện Mỹ Đức khiến nội thành Hà Nội rung lắc sáng 25/3 là do hoạt động của đới đứt gãy sông Hồng, theo chuyên gia Viện Vật lý địa cầu.

Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu), lúc 8h05 tại huyện Mỹ Đức xuất hiện động đất 4 độ, độ sâu khoảng 16 km, khiến nhiều người dân tại nội thành Hà Nội cảm nhận được rung lắc 3-5 giây.

Chia sẻ với VnExpress, PGS.TS Nguyễn Hồng Phương, chuyên gia địa chấn Viện Vật lý địa cầu, nhận định nguyên nhân bước đầu là động đất kiến tạo, gây ra bởi đới đứt gãy tự nhiên.

Theo PGS Phương, động đất tại Mỹ Đức xảy ra do nằm cách đới đứt gãy sông Hồng chỉ khoảng 1,8 km - là nguồn phát sinh động đất, chạy cắt qua ranh giới địa phận TP Hà Nội. Đây là đứt gãy kéo dài đến hơn 1.000 km bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) chạy xuống đến miền Bắc Việt Nam, kéo dài đến Vĩnh Phúc.

Đứt gãy này đang trong thời kỳ ngủ yên và kỷ nguyên này kéo dài khoảng vài nghìn năm, theo dự báo các chuyên gia. Do đó dọc theo đới đứt gãy này chỉ phát sinh những trận động đất trung bình hoặc nhỏ.

Tại Việt Nam, đến nay ghi nhận chỉ phát sinh khoảng gần 30 trận động đất nhỏ với độ lớn khoảng 3 đến 4 độ. "Theo thang độ lớn mô men, các trận động đất này không vượt quá 6 độ, do đó không gây ra đổ nhà cửa hoặc thiệt hại về người", ông nhấn mạnh.

Đới đứt gãy sông Hồng khiến mặt đất Hà Nội rung lắc

PGS Phương cho biết thêm, động đất ở Mỹ Đức khác với loại động đất kích thích từng xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Động đất kích thích do con người tác động vào môi trường, cụ thể xảy ra khu vực thủy điện có hồ chứa lớp ép xuống gây trận động đất kích thích. Còn động đất ở Hà Nội phát sinh trên đới đứt gãy sông Hồng, do thiên nhiên gây ra những vết nứt sâu trên bề mặt Trái Đất, được ví như "họng để thoát năng lượng từ dưới lòng đất ra ngoài, thể hiện dưới dạng động đất, gọi là động đất kiến tạo".

Vì không hoạt động mạnh nên động đất kiến tạo tại Mỹ Đức không gây nguy hiểm. Song ông khuyến cáo người dân vẫn cần cảnh giác. Hiện Viện Vật lý địa cầu đang theo dõi dư chấn sau động đất.

Chuyên gia cho biết, rất khó dự báo chính xác thời điểm xảy ra động đất, ngay cả Nhật Bản, các nhà khoa học cũng không biết được ngày mai có xảy ra hay không. Tuy nhiên, các nhà khoa học có thể dự báo được độ lớn của động đất ở khu vực đó, hay đạt mức cực đại là bao nhiêu. "Do đó người dân cần theo dõi các thông tin chính thức để ứng phó kịp thời", PGS Phương nói.

Như Quỳnh

Có thể bạn quan tâm
Hoang mang vì biển số đẹp đã định danh 'bỗng nhiên' biến mất trên hệ thống

Hoang mang vì biển số đẹp đã định danh 'bỗng nhiên' biến mất trên hệ thống

16:30 02/11/2023

Một số người dân ở TP.HCM phản ánh biển số định danh bỗng 'biến mất' trên hệ thống, có trường hợp chờ gần 10 ngày vẫn chưa lấy được biển số gắn vào xe mới.

Thành phố ngầm 10 triệu mét vuông lộ ra dưới lâu đài cổ nổi tiếng

Thành phố ngầm 10 triệu mét vuông lộ ra dưới lâu đài cổ nổi tiếng

13:10 04/09/2023

Bên dưới nền móng lịch sử của lâu đài cổ Zerzevan ở tỉnh Diyarbakir - phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà khoa học đã phát hiện một khu định cư không thể tin nổi.

'Bài báo quốc tế có tên tác giả Việt bị gỡ liên quan đến bản quyền'

'Bài báo quốc tế có tên tác giả Việt bị gỡ liên quan đến bản quyền'

20:20 10/05/2024

Đại học Kinh tế TP HCM (UEH) cho biết việc GS.TS Võ Xuân Vinh liên quan đến bài báo khoa học trên Tạp chí thuộc Nhà xuất bản Springer bị gỡ bỏ do liên quan đến quyền tác giả.

Ngoài xử phạt nồng độ cồn khi lái xe, 11 hành vi liên quan rượu bia bị cấm

Ngoài xử phạt nồng độ cồn khi lái xe, 11 hành vi liên quan rượu bia bị cấm

08:30 08/11/2023

Ngoài xử phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông, nhiều hành vi liên quan tới rượu bia khác bị nghiêm cấm.

Phát hiện mảnh vỡ thiên thạch phát nổ trên bầu trời Đức

Phát hiện mảnh vỡ thiên thạch phát nổ trên bầu trời Đức

10:30 28/01/2024

Một nhóm nhà nghiên cứu ở Bảo tàng Tự nhiên Đức tìm thấy những mảnh vỡ còn sót lại của tiểu hành tinh phát nổ phía trên nước Đức hôm 21/1.

Cây gạo hơn 500 tuổi - Cây di sản đầu tiên của Quảng Bình có gì đặc biệt?

Cây gạo hơn 500 tuổi - Cây di sản đầu tiên của Quảng Bình có gì đặc biệt?

10:40 13/02/2024

Cây gạo 'đại thụ' ước chừng hơn 500 tuổi được người dân xem là báu vật thiêng liêng, vô giá, gắn bó biết bao thăng trầm của lịch sử vừa được công nhận là cây di sản đầu tiên của tỉnh Quảng Bình.

Bức tường cong dài 405 km bí ẩn chạy dọc Mông Cổ

Bức tường cong dài 405 km bí ẩn chạy dọc Mông Cổ

15:20 30/12/2023

Các nhà nghiên cứu phát hiện bức tường dài 405 km dọc biên giới Mông Cổ - Trung Quốc dường như được xây dựng vội vàng để ngăn quân xâm lược.

Những rạn san hô đang bị tẩy trắng và biến mất

Những rạn san hô đang bị tẩy trắng và biến mất

07:00 12/05/2024

Một nghiên cứu cho thấy các rạn san hô đang đối mặt với 'sự tuyệt chủng hàng loạt' khi các dòng hải lưu thay đổi gây ra hiện tượng tẩy trắng trên diện rộng.

Phát hiện nhiệm vụ bí mật của quân đội La Mã bằng Google Earth

Phát hiện nhiệm vụ bí mật của quân đội La Mã bằng Google Earth

09:30 07/05/2023

Một nhà khảo cổ học sử dụng Google Earth đã phát hiện ra dấu vết của ba doanh trại quân đội La Mã ở phía nam sa mạc Jordan vào khoảng năm 106 sau công nguyên.

Co loi xay ra
Co loi xay ra