Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã thẩm định các điều kiện thực hiện kỹ thuật ghép tạng tại Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Ngày 14-9, ông Lương Ngọc Khuê - cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) kiêm chủ tịch Hội đồng chuyên môn - cùng đại diện Sở Y tế TP.HCM tiến hành thẩm định các điều kiện thực hiện kỹ thuật ghép thận, gan (ghép tạng) từ người hiến sống hoặc người cho chết não tại Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Đây là động thái mới nhất từ Bộ Y tế và Hội đồng chuyên môn sau câu chuyện Bệnh viện Nhi Đồng 2 gián đoạn ghép tạng trẻ em một thời gian dài và sau các văn bản đề nghị cấp giấy phép đăng ký hoạt động ghép tạng cho bệnh viện này từ Sở Y tế TP.HCM.
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Hội đồng tiến hành thẩm định các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và quy trình chuyên môn kỹ thuật để thực hiện kỹ thuật ghép thận, gan (ghép tạng) từ người hiến sống hoặc người cho chết não. Từ đó, sẽ có đề xuất Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định công nhận.
Các chuyên gia đều cho rằng việc ghép tạng tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã được bệnh viện triển khai an toàn nhiều năm nay. Vấn đề còn lại là quy trình thủ tục cần cập nhật và bổ sung một số nội dung trong đề án.
"Bộ Y tế rất khuyến khích, không cấm" - ông Lương Ngọc Khuê từng nói với Tuổi Trẻ Online về đề án này.
Tháng 6-2023, Sở Y tế TP.HCM có văn bản gửi Cục Quản lý khám chữa bệnh đề nghị cấp giấy phép đăng ký hoạt động ghép tạng tại Bệnh viện Nhi đồng 2.
Văn bản này khẳng định Bệnh viện Nhi đồng 2 là cơ sở y tế hạng 1, tuyến cuối về điều trị nhi khoa ở TP.HCM và đã thực hiện nhiều kỹ thuật cao, chuyên sâu, đặc biệt lấy ghép gan và thận. Việc gián đoạn ghép tạng một phần do "chờ thẩm định" và đây được xem là "nút thắt" giải quyết việc ghép tạng trẻ em không bị gián đoạn.
Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 cũng khẳng định đơn vị đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện theo quy định để triển khai kỹ thuật lấy ghép tạng. Nếu đề án được thông qua đơn vị có thể ghép gan cho ba bệnh nhi/tháng, trước đó chỉ ghép được một ca/tháng.
Cùng ngày, Hội đồng cũng thẩm định điều kiện thực hiện kỹ thuật ghép thận người lớn tại Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM).
Từ năm 2004, Bệnh viện Nhi đồng 2 được Bộ Y tế cho phép tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật ghép gan ở trẻ em. Từ đó đến nay, ngoài các chuyên gia nước ngoài, bệnh viện còn phối hợp với Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM ghép gan và Bệnh viện Chợ Rẫy ghép thận cho trẻ.
Tổng số ca ghép gan thực hiện tại bệnh viện là 25 ca. Từ tháng 10-2022, Bệnh viện Nhi đồng 2 tạm ngưng ghép gan, điều này khiến cơ hội sống của nhiều trẻ em bị đe dọa. Hiện nay, Bệnh viện Nhi đồng 2 được giao nhiệm vụ sẽ trở thành trung tâm ghép tạng hàng đầu cho bệnh nhi tại Việt Nam.
Với tinh thần 'không ai bị bỏ lại phía sau', Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho bệnh nhân trên toàn quốc.
Số ca an tử tại Bỉ tăng báo động trong năm 2024 với gần 4.000 ca, trung bình 11 ca mỗi ngày, phản ánh sự thay đổi trong quan điểm của người Bỉ về 'cái chết êm ái'.
Sau một học sinh lớp 2 tại Quảng Nam chết vì sốt kéo dài nhưng không được tới cơ sở y tế điều trị kịp thời, sáng 9-3 có thêm một trường hợp tử vong.
Đừng để người tiêu dùng mãi 'xé túi mù' với niềm tin vào sản phẩm mà họ đã xem người nổi tiếng quảng cáo quá lố.
Một trạm hiến máu ở Đài Đông (Đài Loan) tặng gà nướng cho người đến hiến máu để tháo gỡ tình trạng cạn kiệt.
Nam thanh niên 20 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng liệt tứ chi, không thể đi lại. Nguyên nhân được xác định là do sử dụng thuốc bột không rõ nguồn gốc, thành phần để trị nhiệt miệng.
Ngày 3-3, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ Y tế phát động chiến dịch truyền thông 'Bảo vệ bé từ những bước đầu tiên', nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của vắc xin rota trong việc phòng ngừa tiêu chảy do vi rút.
Kể từ ngày 1-3, hơn 1.500 nhân sự Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP.HCM sẽ sáp nhập vào Sở Y tế thành Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bảo trợ xã hội.
Bạn đọc cho rằng nghề lương thiện nào trong xã hội cũng cao quý như nhau, không nên áp đặt người khác gọi mình là bác sĩ, miễn là tôn trọng lẫn nhau.