Bác sĩ ngán ngẩm vì người bệnh 'tự gây bệnh’

16:46 04/03/2025

Nam thanh niên 20 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng liệt tứ chi, không thể đi lại. Nguyên nhân được xác định là do sử dụng thuốc bột không rõ nguồn gốc, thành phần để trị nhiệt miệng.

Nam thanh niên nhập viện vì sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc - Ảnh: BSCC

Chia sẻ trên trang cá nhân, bác sĩ Nguyễn Quang Bảy, trưởng khoa nội tiết - đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, phải thốt lên "với người dân ở vùng sâu vùng xa thì còn thông cảm được, nhưng với 1 thanh niên nhà ở Hà Nội, lại là sinh viên năm thứ 2 của một học viện về công nghệ thì thật khó chấp nhận".

Bác sĩ Bảy chia sẻ bệnh viện vừa tiếp nhận nam thanh niên 20 tuổi vào viện cấp cứu trong tình trạng liệt tứ chi, không đi lại được. Xét nghiệm kali máu là 2,1 mmol/L (bình thường từ 3,5 – 5,0).

May mắn là đến đêm nam thanh niên đã cử động được khá hơn và sáng nay thì vận động hoàn toàn bình thường, kali máu đã về bình thường là 4,5 mmol/L, và được cho ra viện.

Khi đi buồng cùng các bác sĩ, bác sĩ Bảy được biết nam thanh niên rất hay bị nhiệt miệng và mỗi lần như vậy lại tự mua mấy gói thuốc bột uống và thấy đỡ rất nhanh.

"Xem khuôn mặt thì thấy rõ dấu hiệu của dùng corticoid với da mỏng và lông tóc mọc sâu. Tôi hỏi bạn ấy có biết thuốc đó có nguồn gốc và thành phần thế nào không thì bạn trả lời là không", bác sĩ Bảy chia sẻ.

Một nam bệnh nhân khác giường bên cạnh (49 tuổi, ở Hải Phòng) nhập viện vì Triglyceride máu 28,6 mmol/L (gấp 20 lần bình thường), có liên quan đến uống rất nhiều rượu.

Bệnh nhân gầy gò, mẩn ngứa khắp người, với các dấu hiệu xơ gan rõ rệt. “Hỏi ra mới biết, anh ấy làm nghề tự do, thu nhập thấp, có bốn con đang đi học. Tôi nhẹ nhàng khuyên: ‘Cậu phải ngừng rượu ngay, nếu không, chẳng bao lâu nữa sẽ chẳng còn tiền, rồi cũng chẳng ai còn đủ sức hay muốn chăm cậu nữa đâu’”, bác sĩ Bảy chia sẻ.

  • Cấp giấy phép hành nghề y tại Việt Nam thuộc nhóm đơn giản nhất Đông Nam Á

Bác sĩ Vũ Văn Đại, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cảnh báo rằng vì mục đích trục lợi hoặc do trình độ hạn chế, nhiều vị thuốc Đông y bị sử dụng bừa bãi, bào chế sai cách.

Đặc biệt, một số nơi còn trộn thêm tân dược thuộc nhóm Non-Steroid hoặc Steroid nhằm tạo hiệu quả nhanh, mạnh để dễ dàng thu lợi từ người bệnh.

"Việc tự ý mua và sử dụng các loại đông dược xuất xứ không rõ nguồn gốc, thuốc rởm, thuốc kém chất lượng và chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành đã khiến không ít người bị ngộ độc, suy gan, suy thận, thậm chí tử vong... Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của nền y dược học cổ truyền", bác sĩ Đại nói.

Thực tế, không ít trường hợp người dân tự hại mình, "tiền mất tật mang" khi sử dụng những loại thuốc có nguồn gốc không rõ ràng. Nhiều trường hợp suy gan, suy thận, cận kề cửa tử vì thuốc "cổ truyền" không rõ nguồn gốc.

Cũng nhiều người phải nhập viện vì thói quen lạm dụng rượu bia, lối sống không lành mạnh để không chỉ mình phải chịu gánh nặng bệnh tật mà người thân điêu đứng, bác sĩ cũng phải gồng mình chữa trị.

Việc sử dụng thuốc rõ nguồn gốc, theo chỉ định của bác sĩ cùng với việc duy trì lối sống lành mạnh là điều kiện tiên quyết để không "tự hại mình".

Có thể bạn quan tâm
Bệnh viện đầu tiên hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho bệnh nhân cả nước

Bệnh viện đầu tiên hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho bệnh nhân cả nước

12:45 10/04/2025

Với tinh thần 'không ai bị bỏ lại phía sau', Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho bệnh nhân trên toàn quốc.

Số người 'chết êm ái' ở Bỉ tăng mạnh

Số người 'chết êm ái' ở Bỉ tăng mạnh

14:45 20/03/2025

Số ca an tử tại Bỉ tăng báo động trong năm 2024 với gần 4.000 ca, trung bình 11 ca mỗi ngày, phản ánh sự thay đổi trong quan điểm của người Bỉ về 'cái chết êm ái'.

Thêm một học sinh lớp 2 ở Quảng Nam chết thương tâm chưa rõ nguyên nhân

Thêm một học sinh lớp 2 ở Quảng Nam chết thương tâm chưa rõ nguyên nhân

11:45 16/03/2025

Sau một học sinh lớp 2 tại Quảng Nam chết vì sốt kéo dài nhưng không được tới cơ sở y tế điều trị kịp thời, sáng 9-3 có thêm một trường hợp tử vong.

Người nổi tiếng quảng cáo lố, người tiêu dùng 'xé túi mù' niềm tin đến bao giờ?

Người nổi tiếng quảng cáo lố, người tiêu dùng 'xé túi mù' niềm tin đến bao giờ?

10:45 16/03/2025

Đừng để người tiêu dùng mãi 'xé túi mù' với niềm tin vào sản phẩm mà họ đã xem người nổi tiếng quảng cáo quá lố.

Hiến máu nhận gà nướng, người dân Đài Loan xếp hàng kín trạm

Hiến máu nhận gà nướng, người dân Đài Loan xếp hàng kín trạm

23:45 08/03/2025

Một trạm hiến máu ở Đài Đông (Đài Loan) tặng gà nướng cho người đến hiến máu để tháo gỡ tình trạng cạn kiệt.

Trẻ em 32 tỉnh thành được uống vắc xin rota đắt đỏ hoàn toàn miễn phí

Trẻ em 32 tỉnh thành được uống vắc xin rota đắt đỏ hoàn toàn miễn phí

15:45 03/03/2025

Ngày 3-3, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ Y tế phát động chiến dịch truyền thông 'Bảo vệ bé từ những bước đầu tiên', nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của vắc xin rota trong việc phòng ngừa tiêu chảy do vi rút.

Sở Y tế TP.HCM tiếp nhận hơn 1.500 nhân sự Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Sở Y tế TP.HCM tiếp nhận hơn 1.500 nhân sự Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

10:45 03/03/2025

Kể từ ngày 1-3, hơn 1.500 nhân sự Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP.HCM sẽ sáp nhập vào Sở Y tế thành Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bảo trợ xã hội.

Có phải cứ xưng hô đầy đủ hai từ 'bác sĩ' là cao quý và tôn trọng?

Có phải cứ xưng hô đầy đủ hai từ 'bác sĩ' là cao quý và tôn trọng?

04:45 03/03/2025

Bạn đọc cho rằng nghề lương thiện nào trong xã hội cũng cao quý như nhau, không nên áp đặt người khác gọi mình là bác sĩ, miễn là tôn trọng lẫn nhau.

Xúc động cảnh bác sĩ dùng cây truyền dịch làm nạng sau ca mổ 5 tiếng

Xúc động cảnh bác sĩ dùng cây truyền dịch làm nạng sau ca mổ 5 tiếng

12:45 02/03/2025

Một bác sĩ ở Nghệ An rời phòng mổ, dùng cây cây truyền dịch làm nạng sau ca phẫu thuật cho bệnh nhân kéo dài 5 tiếng đồng hồ.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới
Ống hút giấy, cốc giấy, ly giấy, bát giấy, tô giấy, đĩa giấy
Cốc Giấy Là Gì? Tại sao chúng ta nên sử dụng Cốc Giấy?
Cốc giấy, Ly giấy
Ống hút giấy
Ống hút giấy
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học