Nhiều trường học ở Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế đã ghi nhận số học sinh bị đỏ mắt tăng cao nhanh chóng.
Tại Đà Nẵng ghi nhận cả ngàn trường hợp học sinh đau mắt đỏ tại huyện Hòa Vang. Thống kê trong các cấp học của huyện này cho thấy những ngày gần đây có 1.000 - 1.500 em học sinh đau mắt đỏ mỗi ngày, chủ yếu ở cấp tiểu học, trung học cơ sở.
Tính từ ngày 12-9 đến nay đã có gần 6.500 em bị đỏ mắt. Trong đó nhiều nhất là Trường THCS Nguyễn Phú Hường: 172 em, THCS Trần Quang Khải 96 em, Trường tiểu học An Phước 90 em…
Tương tự, tại các quận khác, trường hợp học sinh bị đau mắt đỏ cũng rải rác trong các lớp.
Sở Y tế Đà Nẵng cho biết đã có văn bản hướng dẫn cụ thể việc phòng tránh và xử lý các ổ dịch trong trường học.
Ngoài việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ trong nhà trường, khi có ca bệnh cần thông báo ngay cho các đơn vị y tế dự phòng trên địa bàn (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, trung tâm y tế, trạm y tế) để triển khai xử lý ổ dịch sớm, triệt để.
Đơn vị này lưu ý đặc biệt với các trường mầm non, mẫu giáo cần đảm bảo vệ sinh trường học, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho phụ huynh về các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, việc khan hiếm thuốc nhỏ mắt Tobrex, Tobradex (hai loại thuốc dịu nhẹ, thích hợp cho trẻ nhỏ) vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều tiệm thuốc.
Thậm chí nhiều cửa hàng lớn, hệ thống siêu thị thuốc cho biết không còn hai loại thuốc này.
Nhiều cửa tiệm cho biết đã "đứt hàng" hai loại thuốc này, riêng các loại dung dịch nhỏ mắt khác, nước muối sinh lý vẫn còn.
Tương tự, ở TP Huế đã ghi nhận một số cơ sở giáo dục mầm non cho học sinh nghỉ học vì tránh lây lan bệnh đau mắt đỏ.
Bác sĩ Phạm Như Vĩnh Tuyên – trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, phụ trách Khoa Mắt, Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết những tuần gần đây bệnh viện ghi nhận số bệnh nhân vào viện khám, điều trị bệnh đau mắt đỏ tăng gấp 10 lần.
Hàng ngày bệnh viện đón 70-80 lượt bệnh nhân vào viện vì bệnh đau mắt đỏ. Theo bác sĩ Tuyên, phụ huynh nếu phát hiện con em mình bị đau mắt đỏ cần đưa ngay đến các bệnh viện, cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa về mắt chuẩn đoán và điều trị.
Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, đặc biệt là thuốc nhỏ mắt để về nhà tự điều trị bởi có thể khiến bệnh không khỏi mà còn làm tổn thương đến giác mạc.
"Dù bệnh nhân bị đau mắt đỏ tăng cao nhưng tại Bệnh viện Trung ương Huế không xảy ra tình trạng thiếu thuốc điều trị nên bệnh nhân yên tâm", ông Tuyên nói.
Với tinh thần 'không ai bị bỏ lại phía sau', Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho bệnh nhân trên toàn quốc.
Số ca an tử tại Bỉ tăng báo động trong năm 2024 với gần 4.000 ca, trung bình 11 ca mỗi ngày, phản ánh sự thay đổi trong quan điểm của người Bỉ về 'cái chết êm ái'.
Sau một học sinh lớp 2 tại Quảng Nam chết vì sốt kéo dài nhưng không được tới cơ sở y tế điều trị kịp thời, sáng 9-3 có thêm một trường hợp tử vong.
Đừng để người tiêu dùng mãi 'xé túi mù' với niềm tin vào sản phẩm mà họ đã xem người nổi tiếng quảng cáo quá lố.
Một trạm hiến máu ở Đài Đông (Đài Loan) tặng gà nướng cho người đến hiến máu để tháo gỡ tình trạng cạn kiệt.
Nam thanh niên 20 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng liệt tứ chi, không thể đi lại. Nguyên nhân được xác định là do sử dụng thuốc bột không rõ nguồn gốc, thành phần để trị nhiệt miệng.
Ngày 3-3, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ Y tế phát động chiến dịch truyền thông 'Bảo vệ bé từ những bước đầu tiên', nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của vắc xin rota trong việc phòng ngừa tiêu chảy do vi rút.
Kể từ ngày 1-3, hơn 1.500 nhân sự Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP.HCM sẽ sáp nhập vào Sở Y tế thành Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bảo trợ xã hội.
Bạn đọc cho rằng nghề lương thiện nào trong xã hội cũng cao quý như nhau, không nên áp đặt người khác gọi mình là bác sĩ, miễn là tôn trọng lẫn nhau.