Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã làm việc với chính quyền xã Bảo Ái để xác minh thông tin người dân ở thôn vùng 3 Ngòi Ngần bị ép viết giấy vay nợ làm đường giao thông nông thôn.
Những ngày qua, trên các trang mạng xã hội xôn xao thông tin người dân ở thôn vùng 3 (vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi) tại Yên Bái bị ép viết giấy vay nợ do chưa đóng đủ tiền làm đường giao thông nông thôn.
Theo nội dung phản ánh, trong quá trình làm đường giao thông nông thôn ở thôn Ngòi Ngần, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, người dân địa phương phải đóng số tiền 2 triệu đồng/khẩu.
Tìm hiểu vụ việc, chiều 10/7, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã làm việc với chính quyền xã Bảo Ái, ông Nguyễn Minh Tiến, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Bảo Ái khẳng định đây là thông tin không đúng.
Bởi theo cơ chế Đề án phát giao thông nông thôn của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, thôn Ngòi Ngần là thôn vùng 3 (thôn đặc biệt khó khăn) được hỗ trợ các vật liệu chính làm đường (ximăng, cát và đá hoặc sỏi) còn công tác giải phóng mặt bằng, đào đắp, mở rộng nền đường, đào rãnh, đắp lề, đổ bêtông … do nhân dân tự tổ chức thực hiện, đảm bảo theo quy định hiện hành.
Năm 2022, thôn Ngòi Ngần được đầu tư xây dựng 2 công trình đường giao thông nông thôn, trong đó đoạn đường ở xóm Ngòi Bình đăng ký với Nhà nước là 1,8km. Để đảm bảo hoàn thiện đoạn đường này, thôn cùng với xóm thành lập Ban phát triển thôn (đại diện là các thành viên trong xóm) để tổ chức thực hiện công tác quản lý, thi công.
Căn cứ Quyết định phê duyệt dự toán làm đường thôn Ngòi Ngần, xóm Ngòi Bình đã triển khai họp dân và 100% người dân nhất trí với mức đóng góp dự kiến hoàn thiện đoạn đường số tiền khoảng 200 triệu đồng. Với số khẩu thực tế của xóm Ngòi Bình, mức đóng tương đương 2 triệu đồng/khẩu.
Sau khi phương án thi công được thống nhất, nhân dân trong xóm đã bầu ra Tổ tự quản, Tổ giám sát, thi công và thủ quỹ của xóm.
Đến nay, mặc dù đoạn đường đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhưng nhiều hộ chưa đóng góp đầy đủ nên công tác thanh quyết toán cho đơn vị đổ bêtông, san gạt mặt bằng gặp nhiều khó khăn.
Tính đến tháng 6/2023, xóm mới thu được khoảng 130 triệu đồng, còn thiếu 70 triệu đồng.
Tổ tự quản của xóm Ngòi Bình đã đứng ra vay tiền để trả trước cho bên thi công nhằm gắn trách nhiệm của người dân và Tổ tự quản cho việc trả nợ sau này. Vì vậy, Tổ tự quản đã đề xuất với các hộ gia đình làm hợp đồng vay tiền để có trách nhiệm cùng nhau thanh toán.
Tuy nhiên, trong hợp đồng cho vay tiền có 2 nội dung mục đích vay tiền làm đường bằng tài sản thế chấp là chưa đúng, chưa phù hợp theo quy định, khiến một số hộ dân không đồng tình và lo lắng.
Tiếp tục tìm hiểu vụ việc, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã tiếp xúc với lãnh đạo thôn và một số hộ dân của thôn Ngòi Ngần.
Bà Trương Thị Khôi ở thôn Ngòi Ngần cho biết gia đình bà có 4 khẩu, phải nộp 8 triệu đồng để làm đường. Đến nay, bà đã nộp 4 triệu đồng và tham gia 2,5 ngày công lao động đổ bêtông tuyến đường (300.000 đồng/ngày công) nên được tính là 750.000 đồng.
Hiện nay, đường đã làm xong, Tổ thu tiền của xóm yêu cầu gia đình bà ký giấy vay nợ số tiền hơn 3,2 triệu đồng còn lại, thế chấp bằng đất rừng.
Trao đổi với bà Lý Thị Về (thành viên Tổ tự quản thu chi làm đường nông thôn mới của xóm Ngòi Bình, xã Bảo Ái, người đại diện bên A, bên cho vay tiền trong tờ giấy vay nợ của nhà bà Khôi) được biết quá trình làm đường nông thôn mới, ngoài vật liệu xây dựng Nhà nước đầu tư, xóm phải thuê máy san ủi mặt bằng, đổ bêtông, nhân công nên ban đầu tạm tính 1 triệu đồng/khẩu.
Tuy nhiên, sau này do chi phí bị đội lên nên phát sinh thành 2 triệu đồng/khẩu. Gia đình bà Khôi có 4 khẩu nhưng mới đóng 4 triệu đồng tiền mặt và 2,5 ngày công (tương đương 750 nghìn đồng), do vậy còn thiếu hơn 3 triệu đồng.
Các thành viên trong Tổ tự quản thống nhất nhờ một cán bộ xã in tờ giấy để xác nhận họ còn nợ tiền, sau này sẽ phải trả, bà Về lý giải.
Theo ông Lê Thế Vinh, Trưởng thôn Ngòi Ngần, việc làm đường nông thôn mới, ban đầu, thôn đã họp dân và được thống nhất mới triển khai. Do đây là làm đường xóm nên bà con tự bầu ra Tổ tự quản, giám sát thi công và thu chi.
Việc làm đường giao thông nông thôn tại thôn được Nhà nước đầu tư vật liệu, người dân hiến đất, đóng góp tiền thuê máy móc đổ bêtông và thuê máy xúc san gạt, tiền công… nên sau khi hoạch toán chi phí, Tổ tự quản của xóm thu mỗi khẩu 2 triệu đồng để thanh toán tiền công.
Đến nay, còn gần 10 hộ chưa đóng đủ, chủ yếu là hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn hoặc đi làm ăn xa. Giấy cho vay tiền cũng do Tổ tự quản của xóm làm, Trưởng thôn Ngòi Ngần cho hay.
Cũng theo ông Vinh, tất cả nhân khẩu trong thôn phải đóng tiền làm đường nông thôn mới, không giảm trừ cho hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Hiện, chính quyền xã Bảo Ái phối hợp cùng thôn, xóm tiếp tục tuyên truyền, vận động, giải thích để người dân đồng thuận trong việc đóng góp làm đường.
Đối với hợp đồng cho vay nợ và phải thế chấp bằng rừng do Tổ tự quản của xóm Ngòi Bình làm là chưa phù hợp, sẽ hủy vì không có tính pháp lý./.
Bí thư Nguyễn Văn Nên nêu thực trạng dù có cơ chế đặc thù nhưng khi thực hiện vẫn lẩn quẩn đi đối chiếu quy định để đảm bảo 'an toàn'.
Ngày 29/12, Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ thông tin, đã tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với Trần Ngọc Hải (66 tuổi, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện Vĩnh Thạnh) để điều tra về hành vi 'Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng'. Liên quan đến vụ việc trên, Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ cũng khởi tố và bắt tạm giam đối với Trần Thanh Liêm (48 tuổi, nguyên...
Phu nhân Thủ tướng Malaysia, bà Dato’ Seri Dr. Wan Azizah binti Dr. Wan Ismail bày tỏ ấn tượng khi đã có 400 em trưởng thành từ Làng trẻ em SOS và có những thành công trong cuộc sống.
3 cựu công an thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, Hà Nội bị cáo buộc 'Trộm cắp tài sản'.
Năm nay, thí sinh tham gia xét tuyển sớm ngoài nộp phí cho trường còn phải nộp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) khi đăng ký nguyện vọng...
Quảng Trị - Quá trình ăn nhậu thì xảy ra mâu thuẫn, người đàn ông đánh bạn nhậu khiến nạn nhân bị thương rồi tử vong.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề nghị các sở GDĐT rà soát, có phương án hỗ trợ học sinh khó khăn, bổ sung sách giáo khoa cho địa...
Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM cho biết cơ quan chuyên môn chưa làm việc với Quốc Nghiệp, Ngọc Mai, đang trong quá trình xác minh hai người đã về Việt Nam hay chưa.
Chiều 30/12, đại diện xã Lê Thiện (huyện An Dương, Hải Phòng) xác nhận, vụ tai nạn đường sắt xảy ra trên địa bàn khiến nhân viên công ty sửa chữa đường bộ thiệt mạng. Theo thông tin ban đầu, lúc 9h32 cùng ngày, tại Km82+650 tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng thuộc địa phận thôn Kim Sơn, xã Lê Thiện, tàu LP9 chạy hướng Hà Nội - Hải Phòng va chạm với xe máy do ông T.X.K. (sinh năm 1973, trú tại huyện An Lão, Hải Phòng). Ông K. là nhân viên một...