Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định, Moscow chưa bao giờ từ chối tham gia đàm phán hòa bình để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.
![]() |
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp với FSB ngày 27/2 ở Moscow. (Nguồn: TASS) |
Ngày 27/2, hãng thông tấn TASS dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố tại cuộc họp với Hội đồng Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) rằng, chính những thành công mỗi ngày của quân đội Nga trên mặt trận đã dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ hiện tại trên bình diện quốc tế.
Tin liên quan |
![]() |
Những chiến thắng này tạo điều kiện thúc đẩy cuộc đối thoại nghiêm túc về giải pháp nền tảng cho cả khủng hoảng ở Ukraine và các cuộc khủng hoảng khác.
Đề cập các cuộc đàm phán với Mỹ gần đây, nhà lãnh đạo nhận định, những tiếp xúc đầu tiên “đem đến hy vọng nhất định” trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, bao gồm vấn đề Ukraine. Ông đồng thời tái khẳng định chưa bao giờ từ chối tham gia hòa đàm về xung đột Ukraine.
Ông ghi nhận “thiện chí khôi phục quan hệ” của Washington, thể hiện “chủ nghĩa thực dụng, cái nhìn thực tế về mọi việc và sự bác bỏ nhiều khuôn mẫu” gây ra khủng hoảng trong hệ thống quan hệ quốc tế.
Ngoài ra, Tổng thống Nga còn ủng hộ việc tạo ra một hệ thống an ninh châu Âu không thể chia cắt trên cơ sở lâu dài, hệ thống đó sẽ thực sự bảo đảm sự cân bằng và cân nhắc lợi ích của nhau.
Trong khi đó, cùng ngày, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa cho biết, ông đã mời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tham dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của Liên minh châu Âu (EU) dự kiến diễn ra vào ngày 6/3 để thảo luận về việc hỗ trợ Kiev trong tương lai.
Trong thư mời gửi đến các nhà lãnh đạo EU, ông Costa nêu rõ, cuộc họp sẽ tập trung vào các bảo đảm an ninh mà châu Âu có thể cung cấp cho Ukraine trong bất kỳ thỏa thuận mới nào. Ông bày tỏ lạc quan về "động lực mới" có thể dẫn đến một nền hòa bình toàn diện và lâu dài tại đất nước Đông Âu đang chìm trong xung đột.
Cũng trong thư, Chủ tịch Hội đồng châu Âu cho biết, EU và các quốc gia thành viên sẵn sàng đóng vai trò lớn hơn trong việc bảo đảm an ninh cho lục địa, vì thế cần chuẩn bị cho các cam kết về bảo đảm hòa bình lâu dài tại Ukraine.
Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt sắp tới cũng muốn hướng EU đến các quyết định "giúp trang bị tốt hơn cho việc đối phó với những thách thức cả trước mắt và lâu dài về an ninh của khối".
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh tình hình Ukraine có nhiều thay đổi nhanh chóng và phức tạp, một phần do sự thay đổi chính sách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Nga và Ukraine khiến EU lo ngại.
Trường Đại học Nữ sinh Sookmyung hủy bằng thạc sĩ của cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon-hee với lý do gian lận trong luận văn tốt nghiệp.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/6.
Mỹ triển khai một số oanh tạc cơ B-2 'trống giong cờ mở' bay về hướng tây để đánh lạc hướng, trong lúc phi đội chính lặng lẽ hướng về phía đông để tập kích Iran.
Tối 17/6 (giờ địa phương), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Alberta (Canada) đã bế mạc.
Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội Truth Social, trong đó ông Rutte ca ngợi 'hành động quyết đoán' của Tổng thống Mỹ tại Iran.
Ngày 24/6, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã phát hiện các quả tên lửa được phóng từ Iran về phía nước này chỉ vài giờ sau khi hai bên tuyên bố đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
Ông Hun Sen cho biết một quan chức Campuchia 'trong lúc tức giận' đã rò rỉ cuộc điện đàm của ông với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn, khiến tình bạn với gia tộc Shinawatra đổ vỡ.
Ngày 17/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ủy ban ASEAN tại Kuwait (ACK) trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam.
Nga thử nghiệm hệ thống điều khiển từ xa, cho phép binh sĩ ở Moskva trực tiếp lái drone cáp quang tại mặt trận Ukraine, cách họ gần 800 km.