Nghị sĩ David Arakhamia của Ukraine thừa nhận Nga đã sẵn sàng ngừng giao tranh với điều kiện Ukraine giữ thái độ trung lập, song Kiev không có sự tin tưởng, còn phương Tây đã khuyên họ nên tiếp tục cuộc chiến.
Theo Đài Russia Today, ông David Arakhamia - người đứng đầu Đảng Người phục vụ nhân dân, đồng thời là trưởng đoàn đàm phán trong các cuộc hòa đàm giữa Nga và Ukraine tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) - đã trả lời như vậy với Kênh truyền hình 1+1 của Ukraine hôm 24-11.
Ông nói vào tháng 3-2022, Matxcơva đã đề nghị một thỏa thuận hòa bình với Kiev.
"Mục tiêu của Nga là gây áp lực lên chúng tôi (Ukraine) để chúng tôi giữ thái độ trung lập. Đây là vấn đề chính với họ: Họ đã sẵn sàng kết thúc cuộc chiến nếu chúng tôi chấp nhận trung lập giống như Phần Lan đã từng làm. Và chúng tôi cần cam kết rằng chúng tôi sẽ không gia nhập NATO", ông nói.
Tuy nhiên, ông Arakhamia giải thích việc đồng ý trung lập và từ bỏ tư cách thành viên NATO sẽ đòi hỏi Kiev phải thay đổi hiến pháp.
"Việc thứ hai là (Ukraine) cũng không có lòng tin rằng người Nga sẽ làm điều đó (ngừng cuộc chiến). Điều này chỉ có thể thực hiện với sự đảm bảo về an ninh", nghị sĩ này nói thêm.
Khi hội đàm giữa Nga và Ukraine diễn ra ở Istanbul vào năm 2022, ông Boris Johnson - khi đó là thủ tướng Anh - đã đến Kiev và yêu cầu các quan chức Ukraine tiếp tục chiến đấu và không ký bất kỳ thỏa thuận nào với Matxcơva.
Hồi tháng 5-2022, Hãng tin Pravda của Ukraine cũng tiết lộ ông Johnson đã "phá vỡ" các cuộc hòa đàm ở Istanbul.
Nhưng cựu thủ tướng Anh cũng như Chính phủ Mỹ chưa bao giờ chính thức thừa nhận việc gây áp lực, buộc Kiev phải hủy bỏ dự thảo thỏa thuận mà chính ông Arakhamia đã ký với người Nga. Những phát biểu nêu trên của ông Arakhamia cũng là bình luận đầu tiên của Kiev về vấn đề này.
Đầu năm 2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin tiết lộ với các nhà lãnh đạo châu Phi rằng Matxcơva và Kiev đã ký một dự thảo thỏa thuận"về tính trung lập vĩnh viễn và đảm bảo an ninh cho Ukraine" tại các cuộc đàm phán do Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức.
Ông Putin nói ngay khi Nga rút quân khỏi Kiev như một cử chỉ thiện chí, Ukraine đã từ bỏ thỏa thuận.
Việc Nga rút quân khi đó được các chính phủ và truyền thông phương Tây xem là chiến thắng quân sự của Ukraine. Sau đó họ đã bắt đầu gửi vũ khí cũng như thiết bị hạng nặng cho chính phủ của ông Zelensky, từ đó thúc đẩy xung đột trong 18 tháng tiếp theo.
Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị các đồng chí thủ trưởng Bộ Quốc phòng trên các cương vị phân công chỉ đạo duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, quản lý chặt chẽ vùng trời, vùng biển, biên giới...
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói từ ngày 4-6 đến nay, Ukraine đã mất hơn 26.000 quân và hơn 3.000 thiết bị quân sự trong cuộc phản công chống lại Nga.
Chiếc máy bay trực thăng Alouette chở 5 người, gồm 1 phi công, 1 y tá, 1 bệnh nhân và 2 người khác, đã mất tích ở tỉnh Palawan, miền Tây Nam Philippines, vào sáng 1/3.
Ngày 25/9, ông Shin Won-sik, người được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc, đã kêu gọi hủy bỏ thỏa thuận giảm căng thẳng quân sự liên Triều, cho rằng đây là một thỏa thuận 'sai lầm'
Cảnh sát Bratislava ngay lập tức đã triển khai các biện pháp an ninh cần thiết, đồng thời tiến hành kiểm tra toàn bộ Phủ Tổng thống song không phát hiện được dấu hiệu đặt bom.
Tòa thị chính Seoul đã thông báo cho cảnh sát vào sáng nay rằng họ nhận được hai bức thư điện tử vào ngày hôm trước với lời đe dọa cho kích nổ chất nổ tại Văn phòng Công tố viên Tối cao...
Hôm 19-2, các lực lượng Nga đăng video xác nhận kiểm soát hoàn toàn Nhà máy than cốc Avdiivka có từ thời Liên Xô.
Hội đồng An ninh Belarus : “Belarus và Nga là những dân tộc anh em, các quốc gia của chúng ta bị ràng buộc bởi một liên minh chính trị. Và chúng ta không thể thờ ơ với các sự kiện diễn ra ở Nga'
Trung Quốc nên xây dựng thủ đô thứ hai ở Tân Cương, theo đề xuất của một nghiên cứu do chính phủ Trung Quốc tài trợ.