'Giờ vàng' cứu người đột quỵ: những điều bị hiểu sai

08:40 03/06/2024

Chuyên gia cảnh báo hiện có rất nhiều những quan điểm chưa đúng về đột quỵ, từ đó dẫn đến người bệnh mất cơ hội vàng điều trị.

Theo chuyên gia, giờ vàng điều trị đột quỵ tùy phương pháp sẽ ở trong khoảng thời gian từ 3 - 6h - Ảnh minh họa

Bác sĩ Phạm Văn Cường - khoa can thiệp mạch thần kinh (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) - cho biết hiện nay số lượng người bị đột quỵ ngày càng gia tăng, đáng nói là số người trẻ tuổi mắc bệnh chiếm tỉ lệ không hề nhỏ.

Theo bác sĩ, nhiều người vẫn nghĩ đột quỵ là căn bệnh ở người già trên 60 tuổi, nhưng thực tế thời gian gần đây số người trẻ nhập viện vì đột quỵ ngày càng tăng.

Tại khoa can thiệp mạch thần kinh, số bệnh nhân trẻ chiếm khoảng 20-30% (tính ở nhóm bệnh nhân dưới 50 tuổi), có những bệnh nhân 12 tuổi đã nhập viện vì đột quỵ do dị dạng mạch máu não.

Thời gian "vàng" giúp người đột quỵ thoát hiểm

Theo bác sĩ Cường, giờ vàng điều trị đột quỵ tùy phương pháp sẽ ở trong khoảng thời gian từ 3 - 6h. Với người bệnh đưa đến sớm trong khoảng từ 3 - 4,5 giờ tính từ khi bị đột quỵ, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tiêu sợi huyết để làm tan cục máu đông.

Ngoài ra có một phương pháp khác là đưa dụng cụ chuyên dụng vào vùng tổn thương để lấy cục máu đông ra và chỉ định này chỉ có thời gian trong vòng 6h từ khi bị đột quỵ.

"Nếu quá thời gian này thì não tổn thương rất nhiều và không có chỉ định can thiệp như đã nói trên, khi đó não cũng không có khả năng phục hồi vì khi bị tắc mạch máu não, mỗi phút trôi qua sẽ có 2 triệu tế bào não bị chết đi", bác sĩ Cường thông tin.

Bác sĩ Phạm Văn Cường phân tích đột quỵ não, nhất là với người trẻ, thường do những nguyên nhân sau:

- Các bất thường về mạch máu não, các dị dạng mạch có thể bị vỡ ra gây xuất huyết não, hoặc tắc mạch não gây nhồi máu ở những bệnh nhân bị bệnh lý hẹp mạch não tiến triển (Moyamoya).

- Do có vấn đề về tim mạch. Nguyên nhân này trước đây ít gặp nhưng giờ gặp nhiều hơn, đó là do những rối loạn nhịp, hoặc bệnh lý van tim… sẽ tạo thành những huyết khối trong tim và di chuyển lên trên não gây tắc mạch và đột quỵ.

- Nguyên nhân rất đáng báo động hiện nay, đó là do những thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày như thói quen hút thuốc, uống rượu, thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh… từ đó gây rối loạn chuyển hóa mỡ máu sớm, cao huyết áp, béo phì…

- Một nguyên nhân khác hiếm gặp hơn, có thể gặp ở những phụ nữ dùng thuốc tránh thai kéo dài, nạo hút thai, phụ nữ sau sinh... dẫn tới nguy cơ tăng đông máu và gây tắc tĩnh mạch não.

"Tóm lại, với đột quỵ não có 2 nhóm nguyên nhân chính, thứ nhất là những yếu tố nguy cơ không thay đổi được đó là bệnh lý tim mạch, tiểu đường, huyết áp, rối loạn chuyển hóa.

Thứ hai là nhóm có thể thay đổi được, đó là liên quan đến lối sống, cách sinh hoạt như hút thuốc, uống rượu, ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, thức khuya, lười vận động. Nhóm này các bạn trẻ mắc rất nhiều, do vậy cần phải thay đổi để phòng tránh đột quỵ não nói riêng và các bệnh lý khác nói chung", bác sĩ Cường chia sẻ.

Sai lầm khi xử trí đột quỵ

Theo bác sĩ Cường, hiện có rất nhiều quan điểm chưa đúng về đột quỵ, từ đó dẫn đến người bệnh mất cơ hội vàng điều trị và hệ lụy để lại là vô cùng nặng nề, thậm chí là tử vong.

Dưới đây là những sai lầm phổ biến khi đột quỵ não:

Cạo gió khi bị đột quỵ: Khi bệnh nhân bị đột quỵ thường có những biểu hiện như tê bì chân tay, liệt chân tay hoặc nửa người, mặt lệch, nói khó, chóng mặt, đau đầu…

Chính những biểu hiện này nên nhiều người cho rằng người bệnh bị cảm và tiến hành đánh gió, cạo gió bằng nhiều cách. Tuy nhiên, việc cạo gió không có tác dụng khi bị đột quỵ, mà nó chỉ làm mất thời gian vàng điều trị.

- Châm kim vào đầu ngón tay: Việc châm vào đầu ngón tay cho chảy máu không thể cứu được người bệnh, ngược lại còn khiến bệnh tình nặng hơn, vì cơn đau khi châm sẽ làm tăng huyết áp của bệnh nhân.

- Tự ý sử dụng các loại thuốc đông y: Với những người có tiền sử cao huyết áp hoặc bị đột quỵ, thường gia đình luôn chuẩn bị sẵn một vài viên thuốc đông y đắt tiền để phòng và sử dụng khi cần.

Tuy nhiên, với đột quỵ não, việc uống loại thuốc này không đúng sẽ không có tác dụng, thậm chí có hại cho người bệnh. Chính việc cho uống thuốc và nghĩ uống thuốc tốt sẽ khỏi bệnh dẫn đến tâm lý chủ quan không đưa đi viện sớm, làm mất cơ hội điều trị tốt nhất cho người bệnh.

- Chờ bệnh nhân ổn định mới đưa đi viện: Với những trường hợp bị đột quỵ não nặng, rơi vào tình trạng hôn mê ngay lập tức thì người nhà càng phải đưa đi viện sớm.

Tuy nhiên, đa số mọi người lại sợ đưa đi như vậy máu chảy nhiều hơn và tử vong nhanh hơn và chờ bệnh nhân ổn định mới đưa tới viện. Đây là sai lầm nghiêm trọng và khiến bệnh nhân mất đi cơ hội điều trị kịp thời.

- Sai về phương pháp điều trị đột quỵ: Hai vấn đề hay gặp nhất đó là thực dưỡng đánh bay đột quỵ và tập luyện theo môn phái để điều trị đột quỵ.

- Nhầm lẫn so với bệnh khác: Đột quỵ não nhẹ có những triệu chứng giống với liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên (phong hàn), nên nhiều người đi tìm phương pháp điều trị chưa đúng. Do vậy, khi có các triệu chứng như méo mặt, khó nói, ăn rơi vãi cần đến viện gấp để bác sĩ thăm khám và tìm nguyên nhân chính xác.

- Chủ quan đợi xem tự hồi phục không: Đây là sai lầm thường gặp ở những người bị đột quỵ nhẹ như có cơn chóng mặt, đau đầu hoặc bị tê bì chân tay, mệt mỏi nhưng chủ quan vào giường nằm ngủ một giấc xem có khỏe lại không.

Đáng tiếc, đa số các trường hợp khi tỉnh dậy đã ở trong tình trạng nặng hoặc rất nặng, đến viện mất đi cơ hội điều trị trong giờ vàng.

Có thể bạn quan tâm
Nghiên cứu mới về mối liên quan giữa nuôi mèo với bệnh tâm thần phân liệt

Nghiên cứu mới về mối liên quan giữa nuôi mèo với bệnh tâm thần phân liệt

23:20 14/04/2024

Trang Science Alert đăng tải một nghiên cứu cho thấy người nuôi mèo có nguy cơ mắc các rối loạn liên quan tâm thần phân liệt tăng gấp đôi.

Bệnh Sốt Rét: Dấu Hiệu Cảnh Báo Cần Chú Ý

Bệnh Sốt Rét: Dấu Hiệu Cảnh Báo Cần Chú Ý

06:00 11/08/2024

Tóm tắt Một bệnh ký sinh trùng do muỗi gây ra. Điều này gây sốt cao, ớn lạnh nghiêm trọng và đổ mồ hôi. Triệu chứng Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng mới, nghiêm trọng hoặc dai dẳng, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: Sốt cao Lắc ớn lạnh có thể dao động từ trung bình đến nặng Đổ mồ hôi nh...

Bé trai bị giập nát bàn tay khi học làm pháo tự chế trên mạng

Bé trai bị giập nát bàn tay khi học làm pháo tự chế trên mạng

11:00 29/03/2024

Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ cho biết các bác sĩ đã tiếp nhận cấp cứu một trường hợp bé trai bị cháy đen bàn tay, giập gãy ngón tay do học làm pháo tự chế trên mạng.

Người bệnh còn phàn nàn thời gian chờ làm thủ tục, chờ bác sĩ khám và nhập viện

Người bệnh còn phàn nàn thời gian chờ làm thủ tục, chờ bác sĩ khám và nhập viện

21:00 19/12/2023

Bên cạnh đa số đều hài lòng, kết quả đo lường của Sở Y tế TP.HCM còn cho thấy một số hạn chế khiến người bệnh phàn nàn về thời gian chờ làm thủ tục, chờ bác sĩ khám và nhập viện.

CSGT Hà Nội 'chạy đua' với đêm mưa để đưa trái tim người hiến tạng ra máy bay vào TP.HCM

CSGT Hà Nội 'chạy đua' với đêm mưa để đưa trái tim người hiến tạng ra máy bay vào TP.HCM

10:30 25/08/2024

Công an hỗ trợ các chuyên gia y tế của Hà Nội và TP.HCM, vận chuyển an toàn trái tim của người hiến tạng ra sân bay Nội Bài trong đêm mưa lớn.

Sản phụ được hàng trăm người xếp hàng hiến máu ở Phú Quốc đã không qua khỏi

Sản phụ được hàng trăm người xếp hàng hiến máu ở Phú Quốc đã không qua khỏi

19:50 24/03/2024

Dù được bác sĩ Trung tâm Y tế TP Phú Quốc tận tình cứu chữa nhưng sản phụ M. bị băng huyết nặng, hôn mê sâu, tụt huyết áp, nên đã tử vong.

Trung tâm y tế Trường Sa cấp cứu ngư dân bị viêm dạ dày ruột

Trung tâm y tế Trường Sa cấp cứu ngư dân bị viêm dạ dày ruột

07:00 15/08/2024

Trung tâm y tế Trường Sa vừa tiếp nhận và cấp cứu, điều trị cho ngư dân tỉnh Bình Định bị viêm dạ dày ruột.

Bệnh viện Quân y 175 nhận chuẩn kim cương của Tổ chức Đột quỵ Thế giới

Bệnh viện Quân y 175 nhận chuẩn kim cương của Tổ chức Đột quỵ Thế giới

20:00 11/05/2023

Ngày 11-5, Bệnh viện Quân y 175 đã được Tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO) công nhận tiêu chuẩn kim cương vì những tiến bộ trong công tác điều trị bệnh nhân đột quỵ quý 4 năm 2022 đến nay.

Bé gái 7 tuổi ‘hồi sinh’ nhờ quả thận bà nội hiến tặng

Bé gái 7 tuổi ‘hồi sinh’ nhờ quả thận bà nội hiến tặng

06:40 29/06/2024

Sau hơn một năm điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối, sức khỏe của bé gái 7 tuổi dần yếu ớt, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng. Và rồi người bà đã quyết định hiến tặng một quả thận cứu cô cháu gái nhỏ.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới