TP - Sáng 28/5, tại UBND phường Vĩnh Mỹ, thành phố Châu Đốc, Viện KSND hai tỉnh An Giang và Long An phối hợp tổ chức xin lỗi, cải chính công khai đối với ông Lâm Hồng Sơn (SN 1956, ngụ đường Trần Đình Xu, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh) theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Tiền Phong Ông Lâm Hồng Sơn (cầm hoa) tại buổi tổ chức xin lỗi công khai. Ảnh: Nhật Huy 1 |
Ông Lâm Hồng Sơn (cầm hoa) tại buổi tổ chức xin lỗi công khai. Ảnh: Nhật Huy |
Tại buổi xin lỗi, đại diện Viện KSND, lãnh đạo Cơ quan CSĐT Công an hai tỉnh An Giang và Long An đã gửi lời xin lỗi đến ông Lâm Hồng Sơn cùng gia đình ông về việc khởi tố bị can và tạm giam đối với ông Sơn không đúng quy định pháp luật. Quá trình điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT cùng Viện KSND hai tỉnh An Giang và Long An đã xác định không đủ cơ sở để buộc tội đối với ông Sơn.
Từ vụ việc trên, Viện KSND hai tỉnh An Giang, Long An nhận thấy: Đây là sai sót của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng hai địa phương. Những thiệt hại về sức khỏe và tinh thần từ việc khởi tố, bắt giam oan đối với ông Lâm Hồng Sơn khó có thể bù đắp được. Để khắc phục phần nào hậu quả và sự mất mát từ việc làm oan, sai, đại diện Viện KSND hai tỉnh gửi lời xin lỗi đến ông Lâm Hồng Sơn và gia đình. Thông qua vụ án này, các cơ quan tiến hành tố tụng hai tỉnh An Giang và Long An cũng thẳng thắn nhận trách nhiệm và nghiêm túc rút kinh nghiệm sâu sắc, thận trọng hơn nữa trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, không để xảy ra vụ việc tương tự.
Tại buổi xin lỗi, ông Lâm Hồng Sơn yêu cầu Viện KSND hai tỉnh An Giang và Long An sớm giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trước mắt, giải quyết khoản tạm ứng bồi thường theo quy định Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Ông Sơn yêu cầu Viện KSND tỉnh An Giang bồi thường hơn 3,1 tỷ đồng, Viện KSND tỉnh Long An bồi thường 2,7 tỷ đồng; đồng thời đăng lời xin lỗi 3 kỳ liên tục trên báo Trung ương và báo địa phương. Đại diện Viện KSND hai tỉnh cam kết sẽ sớm bồi thường thiệt hại cho ông Sơn theo đúng quy định.
Đình chỉ điều tra vì không cấu thành tội phạm
Theo hồ sơ vụ án: Khoảng tháng 4/1988, Ban Chỉ huy Cảnh sát An Giang ký hợp đồng với ông Lâm Hồng Sơn để mở cơ sở chế biến thức ăn gia súc. Ban Chỉ huy Cảnh sát An Giang chịu trách nhiệm về mặt bằng và pháp lý nên đã giao khoán trại cải tạo cũ ở Châu Đốc cho ông Sơn để xây dựng xí nghiệp. Vốn, nguyên liệu, trang bị máy và tiêu thụ sản phẩm ông Sơn tự lo. Mỗi tháng ông Sơn phải nộp cho Ban Chỉ huy 1,5 triệu đồng. Sau khi thành lập xí nghiệp, ông Sơn giữ chức vụ Giám đốc. Để tạo điều kiện cho xí nghiệp hoạt động, Ban Chỉ huy Cảnh sát tỉnh An Giang hỗ trợ vốn ban đầu là 2 triệu đồng.
Hơn một năm sau, năm 1989, lãnh đạo Ban Chỉ huy Cảnh sát An Giang tiếp tục dùng mặt bằng này liên doanh với đối tác Thái Lan, lập Công ty Ancresdo kinh doanh dịch vụ. Do có kinh nghiệm kinh doanh, ông Sơn được bổ nhiệm làm Giám đốc Công ty Ancresdo, được phép mở tài khoản nội địa và ngoại thương tại các ngân hàng thích hợp.
Đầu năm 1990, khi ông Sơn đang đại diện cho Công ty Ancresdo thực hiện hợp đồng mua bán sắt trị giá 200 triệu đồng giữa doanh nghiệp này và Công ty kinh doanh tổng hợp huyện Thủ Thừa (Long An), thì Công an tỉnh An Giang thông báo ông Sơn không phải là người của Công ty Ancresdo.
Tháng 1/1990, Công an tỉnh Long An khởi tố và bắt tạm giam ông Sơn về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên, sau 5 tháng điều tra, ngày 16/5/1990, Công an tỉnh Long An ra quyết định trả tự do và đình chỉ điều tra bị can đối với ông Sơn với lý do hành vi của ông “không cấu thành tội phạm”. Sau khi được Công an tỉnh Long An trả tự do, ông Sơn làm đơn kiện Công an tỉnh An Giang ra TAND tỉnh An Giang để đòi bồi thường. Cuối tháng 11/1990, tòa án ra quyết định thụ lý vụ kiện.
Trong lúc tòa án đang giải quyết vụ kiện của ông Sơn với Công an tỉnh An Giang thì ngày 14/12/1990, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang lại ra quyết định khởi tố bị can, bắt giam ông Sơn về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa”.
Đại diện Viện KSND hai tỉnh An Giang và Long An cam kết sẽ sớm bồi thường thiệt hại cho ông Lâm Hồng Sơn theo đúng quy định.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang cho rằng để tạo điều kiện cho xí nghiệp hoạt động, Ban Chỉ huy Cảnh sát tỉnh An Giang hỗ trợ vốn ban đầu là 2 triệu đồng. Tiếp đến, tháng 6 và tháng 12/1988, ông Sơn nhận vay của Ban Chỉ huy hai đợt là 5 lượng vàng 24K, với lãi suất 6%/tháng. Toàn bộ số tiền, vàng này ông Sơn sử dụng vào việc cải tạo nhà xưởng và làm vốn mua nguyên liệu sản xuất.
Trong thời gian hoạt động, ông Sơn đã nộp khoán và hoàn trả vốn, lãi cho Ban Chỉ huy tổng cộng 21,6 triệu đồng. Quý đầu ông Sơn đóng tiền đúng quy định, nhưng các quý sau ông không nộp và còn nợ 13,5 triệu đồng; nợ vốn, lãi vay 5 lượng 8 chỉ vàng và 13 triệu đồng.
Ngoài ra, Cơ quan điều tra còn cho rằng tổng cộng ông Sơn nợ các đơn vị 32,6 triệu đồng và trên 12 lượng vàng 24K; tháng 4/1989, ông Sơn nhận 13 xe du lịch, còn nợ thuế với Hải quan tỉnh An Giang hơn 36 triệu đồng chưa thanh toán và xác định ông Sơn trốn thuế.
Sau gần 1 năm điều tra, Viện KSND tỉnh An Giang xác định ông Sơn không có dấu hiệu chiếm đoạt, số nợ trên là quan hệ dân sự và số tiền nợ thuế chưa đủ căn cứ để xử lý ông về tội trốn thuế. Ngày 19/11/1991, Viện KSND tỉnh An Giang đã ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra bị can đối với ông Lâm Hồng Sơn.
Chiều 4-9, Đoàn giám sát Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã có buổi làm việc với Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh và chính quyền hai tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu tại huyện Gò Quao.
Có 102 suất học bổng đã được Báo Pháp luật TP.HCM, Báo Người lao động và Hội Nhà báo Việt Nam trao tặng cho các em học sinh vùng sâu hiếu học, học sinh là con ngư dân và cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.
Ứng viên chương trình Học giả Fulbright Việt Nam có thể chọn học bổng một học kỳ (tương đương 5 tháng) hoặc một năm học (tương đương 9 tháng) tại Hoa Kỳ.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Lai Châu vừa bắt giữ 1 đối tượng về hành vi trồng 1.347 cây thuốc phiện trái phép.
Một đường dây sản xuất và mua bán trà sữa giả, với số lượng rất lớn vừa bị Công an TP.Thanh Hóa triệt phá.
Sáng 17/9, trả lời PV VTC News, ông P.C.M. - Chủ tịch UBND một huyện ở Thừa Thiên - Huế xác nhận thông tin, ông vừa bị lực lượng chức năng phát hiện vi phạm nồng độ cồn khi lái xe. Theo lý giải của ông M., trưa qua (16/9), do là ngày nghỉ và nhà có việc nên ông có uống 2 lon bia. Chiều cùng ngày ông P.C.M về nhà nghỉ ngơi, xem tivi và đến 23h ông lái xe ô tô đi đón con vừa tan buổi học thêm. Trên đường đi thì bị lực lượng chức năng yêu cầu dừng...
Tân Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu nhậm chức. Sáng 2/3, phát biểu nhậm chức, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết, trong hành trình từ một sinh viên và là chủ nhiệm câu lạc bộ Lý luận trẻ của Khoa Triết học, Trường đại học Tổng hợp TP.HCM cho đến hôm nay, ông từng chứng kiến nhiều người dao động, rời hàng ngũ khi các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ. Ông từng bước nhận thức được đầy đủ, sâu sắc hơn về tầm quan trọng của...
Ngày 26/4, nguồn tin riêng của phóng viên VOV cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Vũng Tàu. Từ kết quả giải quyết tố giác tội phạm của công dân, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác định có dấu hiệu tội phạm “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến gói thầu số 25: 'Thiết bị cho phòng mổ...
Trong chuyến công tác thực địa và làm việc với 2 tỉnh Đắk Nông , Lâm Đồng (ngày 7, 8.8), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...