‘Thánh Gióng’, bức tranh quý của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm về chủ đề lòng yêu nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đang được trưng bày cùng 69 tác phẩm mỹ thuật chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Triển lãm Mỹ thuật 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đã khai mạc ngày 3-5 tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Sự kiện do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức nhân Kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 - 7-5-2024).
Triển lãm trưng bày 70 tác phẩm tranh, tượng của 57 tác giả, là các họa sĩ, nhà điêu khắc trên cả nước.
Đây đều là những tác phẩm có giá trị về lịch sử, có chất lượng nghệ thuật cao, được tập hợp từ Bộ sưu tập của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Hội Mỹ thuật Việt Nam và một số tác phẩm của tác giả được ban tổ chức mời tham gia.
Các bức tranh, tác phẩm điêu khắc tập trung vào chủ đề Chiến thắng Điện Biên Phủ, được các nghệ sĩ sáng tác trong suốt 70 năm qua.
Đó là các tác phẩm: Ngày hội Chiến thắng Điện Biên của tác giả Vũ Tiến, Dân quân hỏa tuyến của tác giả Đỗ Bá Quang, Hào khí Điện Biên của Nguyễn Xuân Thành, Những chiến sĩ Điện Biên của tác giả Vũ Đại Bình, Trường ca Điện Biên Phủ của tác giả Trần Thị Thanh Hòa.
Hay tác phẩm Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo chiến dịch Điện Biên Phủ của tác giả Lai Thành, Bác Hồ đi chiến dịch của tác giả Nguyễn Phú Cường, Kéo pháo vào của Nguyễn Thế Hữu, Phía sau là hầm Đờ Cát của Bùi Tuyết Mai, Kéo pháo Điện Biên của Nguyễn Trọng Cát, Tô Vĩnh Diện của Dương Hướng Minh, Bác Hồ đi công tác của Hoàng Tích Trù…
Không chỉ riêng đề tài Điện Biên Phủ, triển lãm còn mang tới những tác phẩm về chủ đề quê hương, đất nước nói chung, niềm tự hào đất nước đổi mới.
Như các tác phẩm: Phút bình yên của Trần Thái, Xuân về biên cương của Nguyễn Nghĩa Dậu, Đám cưới người Thái của Cầm Thị Xuân, Tổ quốc nhìn từ biển của Nguyễn Trường Linh, Tuần tra biên giới của Mai San, Mắt biển của Nguyễn Việt Anh, Trường Sa của Tạ Quang Bạo...
Đáng chú ý trong triển lãm là bức sơn mài Thánh Gióng của Nguyễn Tư Nghiêm.
Đây là một trong những tác phẩm vẽ Thánh Gióng, mảng đề tài nổi tiếng và rất thành công của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm. Bức tranh thuộc bộ sưu tập của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm.
Trong loạt tranh vẽ Thánh Gióng của Nguyễn Tư Nghiêm còn có bức Gióng vẽ năm 1990, đoạt giải nhất Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm đó và được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mua ngay sau triển lãm.
Tác phẩm là bảo vật quốc gia năm 2007, từng mang triển lãm tại Anh và được mua bảo hiểm trị giá đền bù đến một triệu USD.
Bức Thánh Gióng trong triển lãm lần này cũng là một bức rất quý và nổi tiếng của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm.
Ban tổ chức đã chọn triển lãm bức tranh vì giá trị nghệ thuật đỉnh cao của nó và vì chủ đề lòng yêu nước, truyền thống đánh giắc giữ nước oai hùng của dân tộc Việt Nam trong bức tranh.
Nhưng sự xuất hiện của tác phẩm này trong triển lãm còn mang ý nghĩa lớn hơn nữa: tác giả Nguyễn Tư Nghiêm chính là một trong những họa sĩ theo kháng chiến lên Việt Bắc, góp công sức và tài năng vào cuộc kháng chiến vĩ đại chống Pháp.
Triển lãm mở cửa đến hết ngày 9-5.
Tối 16/12, tại thành phố Lạng Sơn, Câu lạc bộ (CLB) sáo trúc tỉnh Lạng Sơn tổ chức buổi giao lưu văn nghệ lần thứ 7 trong năm 2023 với sự tham gia của đông đảo các bạn đoàn viên, thanh niên trên địa bàn, tạo không khí tươi vui phấn khởi dịp đón năm mới.
Những ngôi nhà khắc vào núi đá, thành phố cổ dưới lòng đất, thung lũng và đồng cỏ đẹp như cổ tích là những điều có thể thấy ở Cappadocia.
Lễ hội khẳng định ý nghĩa và giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Bạch Đằng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, khơi dậy truyền thống, giáo dục thế hệ trẻ về giá trị lịch sử, lòng yêu nước.
Đang cơm lành canh ngọt bỗng hóa đổ vỡ khi biết tin vợ, gia đình vợ vừa làm thủ tục cho tặng tài sản, là mảnh đất giá trị, nhưng giấu nhẹm. Anh bức xúc vì cho rằng mình bị xem là người ngoài.
Đó là những học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số đã có những thành tích xuất sắc trong học tập, trong đó nhiều bạn là người dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù.
Cuộc vận động 'Tự hào một dải non sông' do Trung ương Đoàn phát động, trở thành một trong nhiều điểm nhấn trong ngày vui của đồng bào dân tộc Pà Thẻn ở xã Hồng Quang (huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang).
Du khách lấy trộm cát, sỏi, vỏ sò từ các bãi biển trên đảo Sardinia có thể đối mặt án tù hoặc bị phạt đến 3.000 euro.
Tấm bia đá màu xám xanh có từ năm 1735, được khắc chữ ở cả hai mặt với nội dung mô tả tình trạng kinh tế và xã hội địa phương vào thời điểm đó cùng những thay đổi về phân bố các dòng sông.
Thành Đoàn - Hội LHTN TP Hà Nội ra mắt 4 đội hình tình nguyện bảo vệ môi trường nhằm hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường năm 2024 với thông điệp “Chung tay hành động - Vì một Hà Nội xanh” do Thành phố phát động.