Xem quy trình làm nước mắm nức tiếng làng Sa Châu

10:50 06/12/2023

TPO - Trải qua hơn 200 năm, nghề làm nước mắm truyền thống ở làng Sa Châu (xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) vẫn được gìn giữ. Nhờ lưu giữ, tuân thủ quy trình truyền thống, nước mắm Sa Châu trở thành biểu tượng ẩm thực của Nam Định và là một trong những "quà Việt" tiêu biểu.

Làng Sa Châu hiện vẫn còn 40 hộ gắn bó với nghề làm nước mắm truyền thống; trong đó có 10 hộ sản xuất với quy mô lớn.

Để làm ra giọt nước mắm truyền thống thơm, ngon, người làm nước mắm phải tuân thủ nhiều công đoạn, đòi hỏi sự kỳ công, tỉ mỉ. Nguyên liệu chính để chế biến nước mắm truyền thống Sa Châu là cá, tép moi, mực và muối. Từ việc chọn muối, mua cá, tép đến giai đoạn ủ và lọc nước mắm, quy trình nào cũng được thực hiện tỉ mỉ. Chẳng hạn, nguồn muối phải từ biển Bạch Long, là muối mùa, hạt to, sạch, không dùng loại muối chiêm và để lưu kho trên một năm.

Sau khi những nguyên liệu đã được chọn lựa và rửa sạch, chúng không được đun nấu mà sẽ ủ cùng muối trong các bể xi măng lớn từ 12 - 18 tháng (gọi là ủ chượp), tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết. Bà con ủ theo tỉ lệ 5:1, cứ 100 kg cá sẽ ướp với 20 kg muối. Ngày hong nắng, tối phơi sương, trong suốt quá trình ủ, người làm mắm phải trông coi và đảo đều cho ngấu. Mùi vị, giá trị dinh dưỡng của nước mắm được hình thành từ quá trình lên men tự nhiên của việc ủ cá và muối.

Khi đã ủ đủ thời gian, nước mắm cốt nguyên chất sẽ được lọc bằng rổ tre có lót vải xô. Quá trình lọc này, các tạp chất và các phần cặn bẩn sẽ được loại bỏ, giúp tạo ra sản phẩm nước mắm trong và sạch.

Sau đó, nước mắm được đổ ra các ang, tiếp tục phơi dưới ánh nắng mặt trời. Khi nước mắm đạt chuẩn, trên mặt ang sẽ xuất hiện một lớp váng muối trắng. Quá trình phơi nắng thường kéo dài khoảng 3 - 4 ngày, nếu phơi quá nắng sẽ bay mất hương thơm đặc trưng của nước mắm.

Nước mắm không qua lửa nên rất kỵ thời tiết mưa; vì vậy luôn phải có người ở nhà túc trực. "Nghề làm mắm vất vả lắm, mỗi ngày đều phải chăm mắm như chăm con mọn. Trước khi mưa mà không kịp che đậy, để nước mắm dính nước mưa thì coi như tiền của, công sức mấy tháng biến mất trong nháy mắt", chị Nguyễn Thị Sánh - chủ một cơ sở làm mắm lâu năm ở Sa Châu - chia sẻ.

Kết thúc 3 - 4 ngày phơi nắng, nước mắm sẽ được đổ vào các chum cỡ lớn để ngoài trời, thời gian để càng lâu, mắm sẽ càng ngon (tối thiểu 3 tháng). Như vậy, tổng thời gian làm ra một mẻ nước mắm ở Sa Châu ít nhất 15 tháng.

Sau thời gian dài để trong chum, nước mắm được lọc một lần nữa được lọc các tạp chất còn tồn đọng, tạo ra nước mắm thành phẩm. Nước mắm Sa Châu có hương thơm đặc trưng và vị đậm đà. Khi chấm một giọt nước mắm Sa Châu lên đầu lưỡi, cảm nhận ban đầu là vị mặn vừa miệng, sau đó tan dần và cho vị ngọt nhẹ ở sâu bên trong cổ họng.

Hoàn tất quá trình chế biến, nước mắm được đóng gói trong các chai, can, thùng để phân phối đi khắp mọi miền đất nước. Một số hộ sản xuất quy mô lớn, xây dựng được thương hiệu cá nhân và đăng ký sản phẩm OCOP.

Ngoài các cơ sở lớn, ở Sa Châu có nhiều hộ vẫn duy trì quy mô nhỏ lẻ để gắn bó với nghề vừa để mưu sinh, vừa để lưu giữ nghề của ông cha.

"Ngày xưa làm nước mắm khó khăn hơn bây giờ, vất vả mà nhiều khi cũng chẳng đủ ăn. Tôi đã từng có ý định bỏ nghề nhưng suy nghĩ đó cũng chỉ thoáng qua. Bởi làm mắm là nghề của cha ông truyền lại, gia đình tôi phải có trách nhiệm tiếp nối, giữ nghề", ông Trịnh Thế Hoãn (80 tuổi) cho biết.

Nước mắm Sa Châu được cung cấp cho nhiều tỉnh thành trên cả nước như Điện Biên, Sơn La, TPHCM, Tây Ninh... Tuy nhiên, hiện vẫn còn những thách thức như quy mô sản xuất thu nhỏ dần, thiếu quy hoạch và không đạt được tiêu chuẩn đồng đều.

Ông Phạm Viết Quý - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Giao Châu cho biết: Trước đây, làng Sa Châu có khoảng 80 hộ làm nghề sản xuất, chế biến nước mắm, nhưng đến nay chỉ còn lại 40 hộ gắn bó với nghề, trong đó có 10 hộ sản xuất với quy mô lớn. Để giải quyết những thách thức với nghề nước mắm Sa Châu, địa phương đã phối hợp với huyện, xây dựng đề án thúc đẩy, phát triển làng nghề truyền thống.

“Hiện tại, nhiều hộ sản xuất nước mắm có hướng phát triển rất tốt như xây dựng thương hiệu riêng, đăng ký sản phẩm OCOP, bán hàng trên mạng xã hội… Mặc dù đang đối mặt với nhiều thử thách, nhưng nước mắm Sa Châu vẫn đạt được những thành công đáng kể. Năm 2022, nước mắm Sa Châu được chọn là một trong Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam”, ông Quý nói.

Có thể bạn quan tâm
Hình ảnh khu đất 50ha bỏ không nhiều năm sắp làm dự án 1 tỉ USD ở Bình Dương

Hình ảnh khu đất 50ha bỏ không nhiều năm sắp làm dự án 1 tỉ USD ở Bình Dương

19:30 30/04/2024

Tại Bình Dương, có một khu đất nằm ở vị trí giáp ranh 2 thành phố lớn bị bỏ không suốt nhiều năm qua. UBND tỉnh Bình Dương vừa trao...

Nga sắp bán thịt lợn cho Trung Quốc

Nga sắp bán thịt lợn cho Trung Quốc

08:20 30/12/2023

Sau 15 năm tạm dừng, thịt lợn Nga chuẩn bị được Trung Quốc thu mua trở lại trong vài tháng tới.

Quyết chấm dứt Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, Nga sẽ tiến hành kiểm tra các tàu qua vùng biển này vì một lý do

Quyết chấm dứt Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, Nga sẽ tiến hành kiểm tra các tàu qua vùng biển này vì một lý do

10:20 22/07/2023

Ngày 21/7, phát biểu trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) về Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Liên bang Nga tại LHQ Dmitry Polyansky cho hay, Nga coi cơ sở hạ tầng tại các cảng Biển Đen của Ukraine là nơi triển khai quân đội của Kiev.

Dồn lực phát huy tiềm năng, đưa Mộc Châu vươn lên tầm cao mới

Dồn lực phát huy tiềm năng, đưa Mộc Châu vươn lên tầm cao mới

12:50 10/11/2023

Mộc Châu (Sơn La) là huyện miền núi, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Mộc Châu đã dồn lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế địa phương, tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp, du lịch, hướng tới mục tiêu trở thành thị xã vào năm 2025.

Làm cả năm, thu hoạch một mùa, thủ phủ quất Tứ Liên Hà Nội tất bật đón Tết

Làm cả năm, thu hoạch một mùa, thủ phủ quất Tứ Liên Hà Nội tất bật đón Tết

10:20 16/12/2023

Người dân thủ phủ quất Tứ Liên chuẩn bị cho vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Làng cây cảnh quất Tứ Liên lâu nay nổi tiếng khắp nơi với nghề trồng quất. Quất Tứ Liên trở thành một trong những thương hiệu cây cảnh có tiếng nhất ở Hà Nội. Đến với làng quất Tứ Liên những ngày này, dễ dàng cảm nhận được không khí Tết Nguyên đán đang đến rất gần, khi người dân ai cũng tất bật cắt tỉa, chăm sóc cây, chuẩn bị cho mùa vụ quan trọng nhất năm. Ông Bùi...

Xổ số Bình Dương xin lỗi vì in 12 triệu tờ vé số nhầm lẫn chiến thắng Điện Biên Phủ

Xổ số Bình Dương xin lỗi vì in 12 triệu tờ vé số nhầm lẫn chiến thắng Điện Biên Phủ

13:30 06/05/2023

Đợt vé số phát hành ngày 5-5 của Công ty Xổ số kiến thiết Bình Dương để kỷ niệm 69 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2023) nhưng lại bị nhầm thành sự kiện “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

Vụ án chuyến bay giải cứu ‘bỏ lọt nhiều tội phạm’?

Vụ án chuyến bay giải cứu ‘bỏ lọt nhiều tội phạm’?

17:50 14/07/2023

Cựu trưởng phòng an ninh bị cáo buộc chạy án vụ chuyến bay giải cứu tiếp tục kêu oan và nói vụ án còn “bỏ lọt tội phạm”, “bỏ lọt hành vi của không chỉ một mà nhiều người”. Ông nói sẽ trình bày nội dung này rõ hơn ở phần tranh luận.

Cận cảnh cao ốc xây vượt quy hoạch 10 tầng khiến cựu tổng giám đốc bị bắt giam

Cận cảnh cao ốc xây vượt quy hoạch 10 tầng khiến cựu tổng giám đốc bị bắt giam

10:00 26/03/2023

Ông Lê Huy Lân, nguyên Tổng Giám đốc Công ty CP Coma 18 bị khởi tố, bắt giam do sai phạm liên quan đến dự án VP6 Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Dự án này trước đó bị cơ quan thanh tra chỉ ra loạt vi phạm như xây vượt quy hoạch 10 tầng, chuyển đổi công năng từ dịch vụ thương mại, văn phòng thành căn hộ.

Điện lực TP.HCM đạt hạng nhì giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ

Điện lực TP.HCM đạt hạng nhì giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ

15:10 01/06/2024

Ngành điện TP.HCM đã đạt hạng nhì sáng tạo khoa học công nghệ với công trình Nghiên cứu, xây dựng và tích hợp hệ thống giám sát vận hành trạm biến áp phân phối với chương trình quản lý mất điện và bản đồ địa dư.

Co loi xay ra
Co loi xay ra