Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về quy mô chương trình mục tiêu phát triển văn hóa đang xây dựng sẽ dàn trải, chưa hiệu quả và không phù hợp với quy định Luật Đầu tư công.
Sáng 19-6, Quốc hội thảo luận về chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa.
Nêu quan điểm về việc thành lập các trung tâm văn hóa ở nước ngoài, đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (Vĩnh Phúc) cho rằng hiện chương trình chưa có mục tiêu cụ thể về nội dung này.
“Tôi đề nghị bổ sung mục tiêu trong giai đoạn 2030-2035 sẽ bao nhiêu trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, để có kế hoạch triển khai thực hiện” - ông Mạnh nêu vấn đề.
Dùng quyền tranh luận, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) cũng băn khoăn, lo lắng khi đánh giá đây là ý tưởng hay nhưng không mới. Bởi việc duy trì có hiệu quả hay không với các trung tâm này là vấn đề đặt ra, do lãng phí và tốn kém.
"Lấy đâu ra những người có tâm huyết, trình độ vận hành trung tâm này, khi tư duy nhiệm kỳ là rào cản lớn nhất để xây dựng một chương trình có dài hạn và chiều sâu? Điều này có thể gây ra tình trạng chết yểu, hoặc sống ngắc ngoải như một số trung tâm hiện nay" - ông Hiếu nêu vấn đề.
Theo đó, đại biểu Hiếu đề nghị nên chăng hỗ trợ các hội đoàn người Việt, kiều bào tự tổ chức và quản lý các trung tâm văn hóa, thương mại, dịch vụ, vận hành các nhà hàng, ẩm thực, siêu thị, hàng hóa…
Hỗ trợ chương trình cụ thể về tiếng Việt, những nước có người Việt Nam sinh sống nhiều, ban hành đánh giá quy chuẩn trình độ học tiếng Việt, tổ chức thi và công nhận trình độ, trung tâm ở nước ngoài được hỗ trợ khi đạt được số lượng theo đặt hàng…
Ngoài ra, việc phát triển văn hóa thông qua sản phẩm nghệ thuật như triển lãm tranh, bộ phim, nhưng ông Hiếu cho rằng cần có chương trình tổng thể, tránh lãng phí và xin cho nguồn lực nhà nước.
“Tài năng văn hóa nghệ thuật của người Việt Nam ở nước ngoài chưa được phát huy. Cần đầu tư xây dựng mạng lưới hội sinh hoạt của người Việt trên thế giới. Ta có hội liên lạc người Việt Nam ở nước ngoài, nhưng không có kinh phí hoạt động thường xuyên, dù sự cố gắng của nhiều thành viên hội đã được ghi nhận” - ông Hiếu nói.
Trong khi đó, nhiều đại biểu băn khoăn về tính hiệu quả của chương trình này. Đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) cho rằng chương trình mục tiêu quốc gia rất cần thiết, nhưng đây không phải lần đầu có chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, khi trước đó đã có 2 giai đoạn là 2011-2016; 2016-2020.
Tuy nhiên, đại biểu Tạ Văn Hạ cho rằng các chương trình này chưa đạt được như mong muốn. Có chương trình 5.000 tỉ đồng nhưng kết quả chỉ giải ngân được 3.000 tỉ đồng. Nếu nguồn vốn đầu tư không đạt được, mục tiêu cũng sẽ không đạt được.
“Về hồ sơ của dự thảo, liệu đã đúng, đủ và phù hợp với Luật Đầu tư công chưa. Tôi thấy vẫn còn phân vân” - ông Hạ nói. Ông nêu vấn đề với chương trình hiện nay có 10 nhiệm vụ, theo quy định phải áp dụng theo quy định của Luật Đầu tư công với các chương trình, đề án cụ thể.
Tuy nhiên, đại biểu Hạ dẫn chứng một trong những nội dung là xây dựng nhà văn hóa cấp xã, là chưa đúng với Luật Đầu tư công. Bởi hiện nay cả nước có 10.549 xã, nhưng trong số này có bao nhiêu xã đã có nhà văn hóa, thực trạng, hiệu quả sử dụng ra sao, phân kỳ đầu tư như thế nào, cái nào cần xây mới, cái nào cần nâng cấp sửa chữa mới ra được tổng mức đầu tư, là vấn đề cần tính toán cụ thể, chưa đúng với Luật Đầu tư công.
Vì vậy, với quan điểm rất “dị ứng” khi dùng nghị quyết để sửa luật, đại biểu Hạ đề nghị phải tách bạch rõ. Nếu thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa mà không cần làm theo Luật Đầu tư công, thì phải ghi vào nghị quyết và sửa Luật Đầu tư công.
Tương tự, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) cho rằng phạm vi và quy mô chương trình này là rất lớn, với 10 nội dung thành phần và hàng trăm hoạt động chi tiết. “Chúng ta đang ở rừng chi tiết, nên cần đánh giá hết sức rõ, lĩnh vực nào cần được ưu tiên và quan tâm thực hiện” - ông An nói.
Trong khi đó, chương trình mục tiêu quốc gia phải bám sát quy định Luật Đầu tư công, nên đại biểu cho rằng những chỉ tiêu chưa rõ về mặt căn cứ thì nên rà soát lại.
Về tính khả thi, ông An cho rằng nên ưu tiên vấn đề cấp bách. Với nguồn vốn lớn, cần có trách nhiệm với từng đồng tiền bỏ ra, nhưng cơ sở quyết định vốn thì vẫn còn băn khoăn, nên đại biểu đặt câu hỏi: Tại sao có tổng mức 256.000 tỉ đồng chia cho các giai đoạn này thì căn cứ vào đâu khi chưa làm rõ được vấn đề này.
Việt Nam sẽ xây mới khu xử lý rác cấp quốc gia tại Quảng Ngãi và chuyển tiếp một khu xử lý tại Long An, theo Quy hoạch Bảo vệ môi trường quốc gia.
Hơn chục ngày qua, người dân Điện Biên vô cùng thích thú khi hằng ngày được ngắm đội hình trực thăng mang theo những lá cờ Tổ quốc, cờ Đảng...
Bình Thuận - Người đàn ông được phát hiện nằm tử vong cạnh xe máy ở bãi đất trống ven khúc đường cong.
Cảnh sát xác định từ tháng 2 đến tháng 7-2024, tổng số tiền các nghi phạm sử dụng đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá lên đến khoảng 500 tỉ đồng.
Cơ quan chức năng đang truy tìm người phụ nữ quê Tiền Giang để lại xe máy, dép, thư tuyệt mệnh và giấy tờ tùy thân trên cầu Rạch Miễu.
Các đối tượng khai nhận làm việc cho tổ chức tội phạm hoạt động “núp bóng” công ty luật, có quan hệ hợp tác với một số tổ chức ngân hàng, công ty tài chính dưới danh nghĩa hợp đồng trợ giúp pháp lý.
Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ TPHCM Phạm Đức Hải đánh giá cao các hoạt động, sự kiện do báo Tiền Phong tổ chức, thực hiện nhiều năm qua. 'Trong các tờ báo Đoàn danh tiếng, Tiền Phong có tuổi đời lớn nhất, lâu đời nhất, có nhiều kinh nghiệm và đặc biệt có một bản sắc rất độc đáo, góp phần tạo nên thế mạnh cho báo của Đoàn”, ông Hải nhấn mạnh.
Ngày 18/7, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết đã bắt được bị can Hoàng Văn Bốn (SN 1970, trú tại thôn Đô Trình, xã An Nông, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) sau một thời gian trốn truy nã.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên vừa công bố quyết định điều động, bổ nhiệm ba lãnh đạo địa phương về nhận công tác tại tỉnh ủy.