Tìm hiểu của PV Lao Động, mặc dù nhiều trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn TP Hà Nội gần đây đã cho sơn sửa, xây mới, bổ sung thêm các tòa ký túc xá nhằm đáp ứng nhu cầu của sinh viên nhưng tỉ lệ bỏ trống phòng tại đây vẫn tăng cao.
Minh Huệ (sinh viên năm 3, trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ, em đã ở ký túc xá được hơn 2 năm cùng với 5 bạn sinh viên khác.
Nhưng sau kỳ học mới đây, Huệ thấy nhiều sinh viên cùng dãy ký túc xá đã đồng loạt xin chuyển ra ngoài thuê trọ hoặc thuê chung cư mini ở ghép.
"Thường thì ban quản lý ký túc xá tại đây sẽ sắp xếp ngẫu nhiên các sinh viên chung một phòng. Em ở khu ký túc xá cũ nên mỗi kỳ chỉ đóng khoảng 1,2 - 1,5 triệu đồng, đã bao gồm điện, nước. Tuy giá thuê rẻ nhưng gần đây, số lượng sinh viên chọn ở ký túc xá rất ít, còn nhiều phòng trống" - Minh Huệ nói.
Tương tự, P.T.H (sinh viên năm 3 một trường đào tạo truyền thông tại Hà Nội) tâm sự, em cũng vừa mới chuyển khỏi ký túc xá, thuê trọ bên ngoài được hơn nửa năm.
Theo P.T.H, trước đây, trường học thường quy định chỉ những học sinh ở các tỉnh xa trung tâm Hà Nội mới được đăng ký ở ký túc xá.
Thế nhưng từ sau dịch COVID-19 bùng phát, nhiều sinh viên có hộ khẩu thường trú gần Hà Nội vẫn có thể đăng ký ở ký túc xá vì tại đây còn thừa rất nhiều phòng trống.
Dù có mức giá rẻ, thuận tiện cho việc đi lại học tập, thế nhưng nhiều sinh viên như P.T.H đều cho rằng, vì ở quá đông, phòng ký túc xá lại chật hẹp, diện tích chỉ khoảng 15 - 20m2/phòng cho 6 người ở, một số toà kí túc xá cũ thường 2 phòng (12 người) sẽ dùng chung 1 nhà vệ sinh, nhà tắm, rất bất tiện.
Từng sinh sống ở một toà ký túc xá xuống cấp, Thu Hồng (sinh viên đang học tập tại Hà Nội) cũng kể lại nỗi ám ảnh khi phòng ở chật chội, nhiều khi phải "sống chung" với chuột, mùa mưa thì mùi cống bốc lên nồng nặc.
Mặc dù ở ký túc xá sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí nhưng Hồng đã quyết định chuyển ra ngoài thuê trọ, ở ghép với bạn.
Trần Thùy Linh (sinh viên năm 2, đang sinh sống tại tòa ký túc xá mới trên đường Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy) chia sẻ, cơ sở vật chất còn mới, hiện đại, toà nhà em ở cũng còn nhiều phòng trống. Sinh viên của trường ai có nhu cầu ở đều có thể làm đơn đăng ký để ban quản lý ký túc xá xét duyệt.
Trao đổi với Lao Động, cô Minh Thu (bộ phận quản sinh ký túc xá của Học viện Báo chí và Tuyên truyền) thông tin, việc sinh viên không chọn ở ký túc xá có rất nhiều lý do, một số bạn sinh viên thường hay đi làm thêm bên ngoài nên cũng có xu hướng thuê trọ cho thuận tiện.
Hiện các tòa nhà trong ký túc xá Học viện Báo chí và Tuyên truyền vẫn còn trống nhiều như toà xây mới E5 có 12 tầng, đang được sắp xếp ở đến tầng 9, vẫn còn trống khoảng 3 tầng. Các toà còn lại, sinh viên nếu có nhu cầu chuyển sang tòa mới đều có thể làm đơn gửi ban quản lý vì còn rất nhiều phòng trống.
Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đạt 151,74 tỷ kWh, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong tháng 6 vừa qua.
Ngôi nhà phục vụ một gia đình 4 người bao gồm cha mẹ và 2 con trai. Ngôi nhà là nơi nghỉ ngơi của gia chủ sau nhiều năm lao động và cống hiến, vì vậy KTS đã thiết kế nơi đây với màu sắc hoài niệm, gợi nhớ về quãng thời gian sinh viên đẹp nhất của chủ nhà.
Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Cầu Giấy, Hà Đông... sẽ bị cắt điện một số khung giờ.
Trải quả 30 năm hình thành và phát triển, đến nay tổ chức Hội Doanh nhân trẻ đã được thành lập tại 63 tỉnh, thành phố; có 15 câu lạc bộ trực thuộc với tổng số gần 19 nghìn hội viên. Các doanh nghiệp Hội viên của Hội đang tạo doanh thu hàng năm trên 40 tỷ USD và tạo việc làm cho hơn 5 triệu lao động. Trong quá trình phát triển Hội đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa như: Cuộc vận động doanh nhân trẻ hội nhập kinh tế quốc tế; “Giải...
Trước tình trạng chợ truyền thống có nguy cơ bị thu hẹp trong tương lai, xu hướng người tiêu dùng thay đổi, nhiều tiểu thương tại TP Cần Thơ chật...
Nhân dịp dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 tại Thủ đô Jakarta của Indonesia, chiều 4/9 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ công bố mở đường bay thẳng đầu tiên giữa Jakarta và Hà Nội.
Không chỉ dời cơ quan hành chính, Indonesia tích cực mời gọi đầu tư vào thủ đô mới để hình thành trung tâm tăng trưởng mới cho đất nước.
Tờ The Economist nhận định, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga đang khiến các nước phương Tây bất ngờ trong bối cảnh nước này phải hứng chịu sức ép lớn từ hàng loạt lệnh cấm vận liên quan đến chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Ngày 25/4, Mỹ thông báo những biện pháp trừng phạt mới đối với các cá nhân và thực thể mà Washington cho rằng đã tham gia hỗ trợ và hậu thuẫn tài chính cho các hoạt động bán thiết bị bay không người lái (UAV) cho quân đội Iran.