Theo thông báo của Rosatom và các tài liệu từ tòa án, tranh chấp giữa Rosatom và các đối tác Phần Lan nổ ra từ tháng 5/2022, khi phía Phần Lan hủy bỏ hợp đồng sau khi xung đột tại Ukraine bùng phát.
Tập đoàn năng lượng hạt nhân quốc gia Nga Rosatom vừa đệ đơn kiện hai công ty Phần Lan là Fortum và Outokumpu tại một tòa án ở Moskva, yêu cầu bồi thường 227,8 tỷ ruble (tương đương 2,8 tỷ USD) vì thiệt hại liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hanhikivi-1 tại Phần Lan.
Theo thông báo của Rosatom và các tài liệu từ tòa án, tranh chấp giữa Rosatom và các đối tác Phần Lan nổ ra từ tháng 5/2022, khi phía Phần Lan hủy bỏ hợp đồng không lâu sau khi xung đột tại Ukraine bùng phát.
Lý do được Phần Lan đưa ra là do dự án bị chậm tiến độ nghiêm trọng, rủi ro chính trị gia tăng và lo ngại về khả năng hoàn thành dự án.
Rosatom cho biết họ yêu cầu bồi thường vì "việc chấm dứt trái pháp luật hợp đồng EPC (thiết kế, mua sắm và xây dựng)," đồng thời cáo buộc các vi phạm liên quan đến thỏa thuận cổ đông, hợp đồng cung cấp nhiên liệu và việc từ chối hoàn trả khoản vay.
Về phía Outokumpu, công ty này khẳng định họ chưa từng là bên ký kết trực tiếp hợp đồng EPC hay bất kỳ thỏa thuận nào khác với Rosatom liên quan đến dự án Hanhikivi-1.
Hợp đồng xây dựng nhà máy điện công suất 1,2 GW với tổng vốn đầu tư ước tính từ 6,5-7 tỷ euro được ký kết vào năm 2013 với Fennovoima, một liên doanh trong đó các bên Phần Lan, bao gồm Outokumpu, Fortum và SSAB, nắm giữ 2/3 cổ phần, còn phía Nga sở hữu 1/3.
Sau khi dự án bị hủy, Fennovoima đã chấm dứt toàn bộ hoạt động và hiện chỉ còn tham gia vào các tranh chấp pháp lý.
Cả Fortum và Outokumpu cho biết chưa nhận được thông báo chính thức nào về đơn kiện mới từ Rosatom.
Trước đó vào năm 2022, các bên đã khởi động quá trình trọng tài quốc tế. Fennovoima yêu cầu hoàn trả hơn 1,7 tỷ euro tiền thanh toán tạm ứng, trong khi Rosatom phản tố, đòi 3 tỷ euro. Các vụ việc hiện đang được giải quyết tại các tòa trọng tài quốc tế.
Fortum cho biết vụ việc đang trong quá trình trọng tài tại Phòng Thương mại quốc tế (ICC) và tòa án hồi tháng 2/2025 đã bác yêu cầu của công ty con Rosatom muốn đưa Fortum trở thành một bên tham gia vụ kiện.
Fortum khẳng định quyết định của hội đồng trọng tài về vấn đề này là cuối cùng.
Fortum từng là nhà đầu tư nước ngoài lớn trong lĩnh vực năng lượng tại Nga. Tuy nhiên, năm 2023, công ty này đã mất quyền kiểm soát các tài sản tại Nga khi Chính phủ Nga tạm thời tiếp quản 7 nhà máy nhiệt điện và danh mục dự án điện gió, điện mặt trời liên doanh của Fortum theo sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin./.
Đọc bài gốc tại đây.
Mạng xã hội lan truyền thông tin thịt heo của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P không đảm bảo chất lượng đã khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang,...
Nhà sách Phương Nam thay mới dàn lãnh đạo cấp cao, trong đó có hai nhân sự là người của Thiên Long sau khi họ tuyên bố sáp nhập PNC.
Tiền Giang - Khu tái định cư dự án cầu Rạch Miễu 2 ở phía tỉnh Tiền Giang dự kiến khởi công ngày 3.6.2025.
Hà Nội - Trong bối cảnh nhu cầu tự xét nghiệm COVID-19 tăng cao, nhiều cửa hàng đã cháy hàng test nhanh hoặc không có hàng để bán.
Hãng taxi điện đứng vị trí số một với gần 40% thị phần, vượt các đối thủ về số chuyến, doanh thu bình quân và mức độ hài lòng khách hàng, theo Mordor Intelligence.
Ông Hồ Nhân - Tổng giám đốc, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen - vừa qua đời ở tuổi...
Với phương châm hành động “cán bộ chủ động, người dân hài lòng”, tỉnh Tây Ninh đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả và phục vụ. Năm 2024 đánh dấu sự chuyển mình rõ nét của địa phương này trong công cuộc cải cách hành chính (CCHC), đưa công dân trở thành trung tâm phục vụ và cải thiện mạnh mẽ niềm tin của người dân đối với bộ máy chính quyền. Quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt Ngay...
Trong bối cảnh Việt Nam cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050 tại COP26, việc hiện thực hóa mục tiêu đầy tham vọng này đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các ngành kinh tế, trong đó khu công nghiệp (KCN) giữ vai trò mũi nhọn.
Phía Vương quốc Anh khuyến nghị hạn ngạch không sử dụng hết không được chuyển sang quý tiếp theo; các nước được cấp hạn ngạch riêng sẽ không được sử dụng hạn ngạch còn dư trong quý cuối cùng.