Các nhà nghiên cứu khám phá cách người Ai Cập cổ đại đưa xác ướp nữ quý tộc vào quan tài dường như liền mảnh.
Bảo tàng Field ở Chicago là ngôi nhà của hơn chục xác ướp Ai Cập cổ đại nhưng một xác ướp đặc biệt trong số đó khiến các nhà nghiên cứu bối rối suốt nhiều năm. Giờ đây, bí ẩn về quá trình mai táng xác ướp mang tên quý bà Chenet-aa dường như đã được khám phá nhờ máy chụp cắt lớp vi tính, Popular Science hôm 29/10 đưa tin.
Quý bà Chenet-aa sống cách đây 3.000 năm dưới Vương triều thứ 22 thuộc Thời kỳ chuyển tiếp thứ ba của Ai Cập. Không lâu sau khi bà chết, các chuyên gia mai táng chuẩn bị để đưa bà sang thế giới bên kia bằng cách tạo ra một hộp cartonnage, loại vật liệu giống giấy bồi, để chứa thi thể. Tuy nhiên, trường hợp của Chenet-aa không có bất kỳ dấu hiệu nào của đường nối rõ ràng, do đó những nhà Ai Cập học băn khoăn chính xác người ướp xác đặt bà vào bên trong hộp như thế nào.
"Quan tài cartonnage ở bên trong dường như liền một thể và trơn nhẵn mà không có bất kỳ đường nối bên ngoài nào (khác với quan tài bên ngoài làm từ gỗ). Nếu bạn nhìn hình dáng của hộp cartonnage, lỗ hở ở chân quá hẹp để vai của xác ướp có thể lọt qua", HP Brown, chuyên gia bảo tồn ở Bảo tàng Field, cho biết.
Chụp cắt lớp vi tính (CT) tạo ra hình ảnh 3D của vật thể bằng cách xếp chồng hàng nghìn bản scan X - quang lên nhau dựa trên kỹ thuật số. Trong 4 ngày, các nhà nghiên cứu vận chuyển 26 xác ướp (bao gồm Chenet-aa) tới một cỗ máy di động đậu ở bên ngoài Bảo tàng Field. Hình ảnh thu được giúp họ suy đoán người tham gia mai táng đặt Chenet-aa vào bên trong vỏ hộp dường như liền một mảnh bằng cách nào.
Theo Brown, người cổ đại đã tạo vết rạch ở phía sau hộp cartonnage và làm mềm vật liệu bằng hơi ẩm để nó trở nên dẻo dai. Sau khi dựng đứng xác ướp và buộc vào một cây cột bằng dây thừng mỏng. Brown cho rằng họ đã hạ quan tài qua đầu Chenet-aa trước khi nối vết rạch lại bằng dây bện. Sau khi quan tài cartonnage trở nên chắc chắn, họ đổ thạch cao lên trên", Brown giải thích. Lớp sơn trên lớp cartonnage ngoài cùng được trang trí và đánh bóng khi xác ướp vẫn đặt ở tư thế thẳng đứng. Sau khi hoàn thiện, Chenet-aa đã sẵn sàng để chôn cất.
Ảnh chụp cắt lớp cung cấp nhiều chi tiết mới về sức khỏe của Chenet-aa trong những ngày cuối đời. Theo nhóm nghiên cứu, nữ quý tộc chết ở cuối tuổi 30 hoặc đầu tuổi 40, dù họ chưa thể xác định nguyên nhân cái chết của bà. Răng bà bị thiếu vài chiếc khi chết, trong khi số răng còn lại có dấu hiệu bị mài mòn. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân nằm ở chế độ ăn bao gồm hạt muối trong thức ăn quá thô đối với men răng.
Trong năm sau, các nhà nghiên cứu hy vọng có thể tiếp tục kiểm tra hàng nghìn ảnh chụp CT để tìm hiểu thêm về đời sống ở Ai Cập cổ đại.
An Khang (Theo Popular Mechanics)
Thành phố 600 năm tuổi bị nhấn chìm để xây đập thủy điện nhưng kiến trúc cổ đại của nó vẫn giữ được vẻ đẹp tới tận ngày nay.
Sau khi đào giếng người xưa sẽ thả vào đó 2 con rùa. Hành động tưởng chừng kỳ lạ, nhưng khi biết được lý do chúng ta sẽ khâm phục trí tuệ của họ. Do chưa có thiết bị hiện đại để cung cấp nguồn nước, nên việc đào giếng sẽ giúp người xưa tích trữ và tìm kiếm nguồn nước phục vụ đời sống, sinh hoạt hàng ngày. Tại sao phải thả rùa vào giếng? Lý do đầu tiên, rùa có thể phát hiện chất lượng nước. Rùa có yêu cầu về chất lượng nước khá cao, nếu chất...
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 24/4, ông Ngô Vĩ Nhân cho biết, sứ mệnh của tàu thăm dò Mặt Trăng Hằng Nga - 6 dự kiến được thực hiện vào khoảng năm 2024, nhiệm vụ chính là lấy mẫu ở vùng tối của Mặt Trăng và mang các mẫu vật này trở về Trái Đất. Đây cũng là lần đầu tiên con người thu thập mẫu đất tại vùng tối của Mặt Trăng. Trong khi đó, tàu Hằng Nga - 7 được lên kế hoạch phóng vào khoảng...
Sử dụng dữ liệu vệ tinh, các chuyên gia ghi nhận vụ rò rỉ methane lớn nhất từ giếng khai thác, giải phóng 131.000 tấn trong 205 ngày.
Máy bay điện E9X chở được 90 hành khách, tầm hoạt động 805km, có thể cắt giảm tới 90% lượng khí thải.
Nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ gờ giảm tốc trên đường Nguyễn Văn Linh để xe không giảm tốc đột ngột, gây tai nạn giao thông.
Thấy con vật lạ đi vào vườn sinh nở, một hộ dân tại tỉnh Bình Phước đã trình báo cơ quan chức năng. Cả hai con vật được xác định là loài quý hiếm nằm trong sách đỏ và đưa trở về rừng.
Ngày 9/9, tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE, TP. Quy Nhơn) khai mạc Trường học Việt Nam về Quan sát Trái đất lần thứ 4 (VSEO4).
Nam Cực - “Lục địa trắng”, nơi mà vài thập kỷ trước con người vẫn đặt niềm tin là có thể chống lại sự tấn công của khí thải nhà kính, của biến đối khí hậu, giờ đây đang trở nên rất dễ bị tổn thương.