Thèn Trung Thành, 17 tuổi, một mình vượt 340 km từ Xín Mần, Hà Giang xuống Hà Nội để kịp vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đây là lần đầu tiên cậu học sinh lớp 11 người Nùng xuống Thủ đô. Kế hoạch xuống Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của Thành đã có ngay khi nghe tin ông từ trần. Bố mẹ Thành không ngăn cản, chỉ khuyên nên con trai suy nghĩ kỹ bởi sợ đường xa, gần đây lại liên tục xảy ra các vụ sạt lở. Nhưng nam sinh vẫn quyết đi, liên hệ trước với người quen ở Hà Nội để tìm nơi ở, xác định hướng di chuyển thuận tiện nhất.
Sáng sớm 24/7, Thành chuẩn bị vài bộ quần áo, tiền tiết kiệm và ngồi 8 tiếng trên ôtô để kịp xuống Hà Nội trước ngày bắt đầu lễ viếng.
6h sáng 25/7, cậu cùng bạn đi đến Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông nhưng biết tin từ 18h người dân mới được vào viếng. Thành lập tức bắt xe buýt về quê nhà của Tổng Bí thư tại làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh - một trong hai địa điểm tổ chức tang lễ ở Hà Nội - dù lạc đường mất hai lần.
Sau khi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở làng Lại Đà, Thành lại quay về nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông để chờ vào viếng lần thứ hai. Chàng trai Nùng dự định ngày 26/7 sẽ ra nghĩa trang Mai Dịch đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
Đứng cách Thành không xa, A Huân, 23 tuổi, người dân tộc Giáy cũng vượt hơn 300 km từ Lào Cai đến nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông lúc 5h30 sáng 25/7.
A Huân nói bắt xe khách xuống Hà Nội từ nửa đêm. 5h sáng xe đến bến, anh cùng một người bạn ở huyện Thanh Trì đến đầu đường Nguyễn Công Trứ, quận Hoàn Kiếm - lối dẫn vào nhà tang lễ - nhưng chưa được vào. Được thông báo đến 18h sẽ đón tiếp người dân vào viếng, Huân nán lại để nghe mọi người kể chuyện về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Kế hoạch của anh là đi viếng tại ba địa điểm trong hai ngày tổ chức tang lễ.
Huân cho biết ngày mai (26/7) em gái và anh trai cũng sẽ từ Lào Cai xuống để có thể đưa tiễn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về nghĩa trang Mai Dịch.
"Nhiều người hỏi sao phải đi xa như thế để đến viếng nhưng với cá nhân tôi quan trọng là sự thành tâm", chàng trai 23 tuổi nói.
4h sáng 25/7, nhà giáo ưu tú Trần Ngọc Thảo, 86 tuổi, giục con trai chở mình vượt hơn 100 km từ Hải Phòng lên Hà Nội để kịp vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ quốc gia. Ông là bạn học cùng lớp Văn khóa 8, Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hơn 7h sáng, ông theo đoàn bạn học cũ đại diện lớp Văn khóa 8 xếp hàng chờ vào viếng. Sau hơn hai tiếng, cụ ông 86 tuổi cùng các đồng môn rời nhà tang lễ nhưng những hồi ức về người bạn học cũ Nguyễn Phú Trọng khiến ông Thảo không kìm được nước mắt.
Nhắc về kỷ niệm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Thảo kể bạn là người giản dị, gần gũi. Có những năm ông không thể về họp lớp bởi khó khăn trong việc đi lại, Tổng Bí thư lại gọi hỏi thăm "năm nay Thảo không về à, sao ít về họp lớp thế".
Nhân dịp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tròn 50 năm tuổi Đảng, ông Thảo nhận nhiệm vụ vẽ tặng bạn học một bức chân dung. "Lúc nhận tranh anh Trọng còn nắm tay tôi nói 'bức tranh rất đẹp, rất giống', nhưng tôi không ngờ đây là lần cuối cùng chúng tôi được gặp nhau", ông Thảo nhắc về dịp họp lớp 19/6/2022.
Tại làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, người dân xếp hàng dài hai km từ cây bồ đề ngoài cổng làng đến điểm ở nhà văn hóa để chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
6h sáng, bà Nguyễn Thị Hoa, 62 tuổi, ngồi trên chiếc xe lăn đã có mặt tại cổng làng chờ đến giờ vào viếng. Người phụ nữ ở làng Đông Ngàn, cách Lại Đà khoảng hai km từ sáng sớm đã chuẩn bị sẵn nước uống, đồ ăn chất lên xe lăn một mình đi viếng. Dù biết đường đi có đoạn leo dốc, khó xử lý với người ngồi xe lăn nhưng bà Hoa nói bằng mọi cách phải đến tận nơi.
"Với tôi, bác Trọng là một người mẫu mực, hết lòng vì nước vì dân nên muốn đến viếng bác lần cuối", bà nói.
Thống kê trong 5 tiếng buổi sáng 25/7, khoảng 100 đoàn với hàng nghìn người đăng ký vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà làng Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh.
Hải Hiền - Quỳnh Nguyễn
Khi tình trạng đuối nước tăng cao, nhiều mô hình dạy bơi miễn phí cho trẻ em ở huyện miền núi Hà Tĩnh được triển khai. Giáo viên ở đây là những chiến sĩ công an, cán bộ Đoàn.
Ông Hiếu, 59 tuổi, sốc khi được chẩn đoán vô sinh do không có tinh trùng, nghi ngờ 3 người con sinh với vợ cũ không phải máu mủ của mình.
Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương đề nghị các tỉnh trong cụm Đồng bằng Sông Hậu, trong thời gian tới, tổ chức, triển khai các hoạt động chuyển đổi số mạnh mẽ hơn, thể hiện vai trò xung kích, tiên phong của Đoàn Thanh niên, đặc biệt việc ứng dụng chuyển đổi số trong khởi nghiệp, lập nghiệp và bảo vệ môi trường.
Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa quay trở lại vào năm nay, sau thời gian bị gián đoạn bởi dịch COVID-19 với 60 sự kiện văn hóa - thể thao.
Sơn La - Một ca bệnh phong mới vừa được phát hiện tại xã vùng cao huyện Quỳnh Nhai trong đợt khám điều tra dịch tễ bệnh phong của Bệnh...
Với 4 tác phẩm đoạt giải vàng, Công an TP Hà Nội đã nhất toàn đoàn tại Liên hoan Truyền hình, Phát thanh Công an nhân dân lần thứ 14.
Theo cập nhật mới nhất, đến chiều 3-10, đã có 48 người bị rối loạn tiêu hóa, trong đó 19 người phải nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh phát tại sự kiện mừng Trung thu tối 29-9.
Cự Giải có thể phải đứng lên bảo vệ quan điểm của mình trong hôm nay.
Góa chồng 17 năm, chị Xuân đã từ bỏ ý định đi bước nữa cho đến ngày người đàn ông Pháp xuất hiện, mang tình yêu và cuộc sống mới cho mẹ con chị.