Đèn tín hiệu giao thông có 3 màu xanh, đỏ, vàng với ý nghĩa như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi.
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi.
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Căn cứ vào quy định trên, người tham gia giao thông cần chú ý nhất là khi gặp đèn đỏ. Đèn đỏ mang ý nghĩa rằng các phương tiện sẽ bị cấm đi.
Cạnh đó, Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT cũng quy định, tín hiệu đỏ báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Nếu không có vạch dừng thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp không có vạch dừng, thì coi vị trí đặt đèn tín hiệu gần nhất theo chiều đi là vạch dừng.
Vậy khi có đèn đỏ nhưng cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh đi thì người điều khiển phương tiện có bị phạt không?
Theo Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
- Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
- Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Theo quy định tại Khoản 25 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển giao thông được hiểu như sau: “Người điều khiển giao thông là cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt”.
Theo Điều 9 và Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người tham gia giao thông phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ theo thứ tự gồm: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; Tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.
Do cảnh sát giao thông cũng là một trong những người điều khiển giao thông nên nếu vượt đèn đỏ theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông sẽ không bị coi là vi phạm, không bị xử phạt.
Quan chức Pháp tiết lộ nước này có kế hoạch điều chỉnh bom dẫn đường AASM để trang bị trên tiêm kích F-16 dành cho Ukraine.
Dù kỳ thi vào lớp 10 ở TP.HCM đã kết thúc nhưng đề thi toán khiến thí sinh bật khóc vẫn còn khiến nhiều người băn khoăn mãi đến giờ.
Phó Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam (ĐLVN) Đinh Thị Thanh Bình cùng đoàn công tác vừa đến thăm hỏi, động viên, trao quà cho lực lượng xung...
TP - Qua gần trăm năm đưa vào sử dụng, hệ thống kênh tưới và thân đập thuỷ nông Đồng Cam đang dần bị hư hỏng, sạt lở nghiêm trọng. Nếu không được đầu tư sửa chữa kịp thời, hệ thống thuỷ nông này sẽ xuống cấp trong thời gian không xa và ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp nước tưới cho hai phần ba những cánh đồng lúa ở Phú Yên.
Đại biểu Trần Đức Thuận cho rằng Nghệ An có tỷ lệ nghèo còn cao nên cần nghiên cứu cơ chế để huy động nguồn lực từ các địa phương giàu hơn.
Sau khi nước rút, cùng với công tác khắc phục hậu quả bão lũ, các địa phương tại Quảng Bình tập trung xử lý môi trường, chủ động phòng, chống dịch bệnh sau lũ.
Thông tin từ Phòng CSGT Công an Hà Nội, tổ công tác số 3 của đơn vị này vừa kịp thời hỗ trợ một gia đình ở Nam Định đi lạc. Trong số họ có 2 trẻ em, một bé mới 6 tháng tuổi.
Lê Thụy Thanh Tâm, 22 tuổi, khai do con riêng 6 tuổi của chồng quậy phá, không nghe lời nên đã đánh, đổ nước sôi vào chân gây bỏng nặng.
Theo các chuyên gia, đây là từ mang ý nghĩa tích lũy, cất giữ lại một thứ gì đó trong thời gian dài, mục đích là để bản thân hoặc cho ai đó sử dụng sau này. 'Dành' và 'giành' là hai từ thường gặp trong Tiếng Việt, nếu xét theo yếu tố chính tả thì cả hai từ đồng âm này đều đúng. Tuy nhiên, trong các trường hợp cụ thể thì chúng sẽ có các nghĩa, cũng như cách sử dụng khác nhau. Vậy theo bạn từ đâu mới đúng? Hãy để lại câu trả lời vào box bình luận...