TP - Qua gần trăm năm đưa vào sử dụng, hệ thống kênh tưới và thân đập thuỷ nông Đồng Cam đang dần bị hư hỏng, sạt lở nghiêm trọng. Nếu không được đầu tư sửa chữa kịp thời, hệ thống thuỷ nông này sẽ xuống cấp trong thời gian không xa và ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp nước tưới cho hai phần ba những cánh đồng lúa ở Phú Yên.
Hệ thống kênh xuống cấp nghiêm trọng
Trong gần trăm năm hoạt động, hệ thống thuỷ nông Đồng Cam đã cung cấp dòng nước trong lành cho những cánh đồng lúa Phú Yên. Đang ra thăm cánh đồng nhà mình, anh Đỗ Đức Nhã (ở xã Hoà Thắng, huyện Phú Hòa) hào hứng: “Đời sống gia đình tôi từ lúc sinh ra đến bây giờ đều gắn liền với nghề làm nông và dòng kênh của Đồng Cam mang lại. Nhờ những nhánh kênh nhỏ tiếp nước cho ruộng thuận lợi nên đất tại đây khá màu mỡ, mỗi sào thu hoạch 300 - 350kg/sào là chuyện khá bình thường”.
![]() |
Vào ngày 23 và 24/2 vừa qua, ông Hervé Conan - Giám đốc Cơ quan phát triển Pháp tại Việt Nam, cùng đoàn công tác đã đi thực địa để hiểu rõ hơn những điểm yếu của hệ thống cần được cải tạo, nâng cấp. Ảnh: Công Hoan |
Nhưng trải qua bao biến thiên của thời gian và lịch sử, công trình thuỷ nông Đồng Cam cũng đang xuống cấp theo năm tháng. Trận mưa lũ cuối tháng 11/2021 đã gây sạt lở, hư hỏng hệ thống công trình thuỷ nông Đồng Cam và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cấp nước tưới, tiêu phục vụ cho hơn 18.000ha đất sản xuất nông nghiệp của người dân Phú Yên. Khu vực bị lũ gây hư hại nặng nề nhất là cụm đầu mối phía Bắc đập Đồng Cam, ngoài ra hệ thống kênh mương bị sạt lở, hư hỏng nhiều vị trí dọc hai tuyến kênh chính Bắc và Nam. Trong gần 100 năm hoạt động, đây là lần đầu tiên hệ thống thủy lợi này bị tàn phá nghiêm trọng như vậy.
![]() |
Bờ bao ngăn cách giữa hệ thống kênh chính Nam và sông Ba tại khu vực huyện Phú Hòa đang bị sạt lở. Ảnh: Công Hoan |
Theo quan sát của PV, nhiều đoạn bờ Nam kênh chính Nam đi qua địa bàn huyện Phú Hòa đang bị cây cối mọc che lấp và cản trở dòng chảy con kênh này. Còn phía bờ Bắc dòng kênh có nhiều đoạn đã bị sông Ba cuốn sạt lở, thu hẹp bờ bao giữa con kênh và dòng sông. Trong khi đó, nhiều đoạn kênh chính Bắc đi qua địa bàn huyện Tây Hòa cũng gặp tình cảnh tương tự. Bờ bao nhiều đoạn kênh chính Bắc nằm gần sông Ba cũng đang bị hư hỏng, có nguy cơ sụt lún lúc nào không hay.
Ngoài ra, những ngôi nhà cho công nhân viên vận hành hệ thống đập Đồng Cam ở phía Nam được xây dựng từ lâu đã bắt đầu xuống cấp. Đường đi lại cho công nhân viên vận hành đập có nhiều đoạn còn là đường đất, rất khó khăn khi di chuyển vào mùa mưa lũ. Ông Lê Tấn Thanh - Cụm trưởng Cụm đầu mối kênh chính Nam đập Đồng Cam, bày tỏ: “Tôi công tác tính đến thời điểm hiện tại là 23 năm, mong muốn hiện tại bây giờ của tôi và các anh em ở tại đây sẽ được quan tâm hơn trang thiết bị và những hỗ trợ về mặt bảo trì bảo dưỡng cho hệ thống hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, cần đầu tư sửa chữa lại tuyến đường đi vào đập để anh em trong trạm đi lại thuận tiện hơn vào dịp mưa lũ”.
Cần duy tu, bảo dưỡng
Trong những năm qua, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Phú Yên đã đầu tư kinh phí triển khai nhiều biện pháp duy tu, sửa chữa, gia cố, nâng cấp hệ thống công trình thuỷ nông Đồng Cam. Tuy nhiên, kinh phí đầu tư cho hệ thống thuỷ nông này chỉ đủ sửa chữa cho những hư hỏng nhỏ tại các hệ thống kênh tưới tiêu.
Ông Nguyễn Văn Nhành - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam, cho biết: Khó khăn hiện nay đối với công trình thuỷ nông Đồng Cam là được đầu tư xây dựng và khai thác đã quá lâu nên hiện trạng hệ thống kênh ở đây đang xuống cấp nghiêm trọng. Công trình cần được sự quan tâm đầu tư, nâng cấp để phục vụ tốt hơn cho bà con nhân dân. “Mỗi năm Nhà nước bố trí cho công ty khoảng 37 tỷ đồng để duy tu, bảo dưỡng và vận hành hệ thống thuỷ nông Đồng Cam. Trừ đi kinh phí trả lương cho công nhân viên, số tiền còn lại không đủ cho công ty sửa chữa những hư hỏng lớn tại các con kênh của hệ thống thuỷ nông này”, ông Nhành chia sẻ.
Trước sự xuống cấp của hệ thống thuỷ nông Đồng Cam, Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam đã kêu gọi nhiều đơn vị, tổ chức tham gia đầu tư, cải tạo hệ thống thuỷ nông này. Trong chuyến công tác tại Phú Yên vào ngày 23 và 24/2 vừa qua, ông Hervé Conan - Giám đốc Cơ quan phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam, đã đi thực địa để hiểu rõ hơn những điểm yếu của hệ thống cần được cải tạo nâng cấp và tiềm năng du lịch tới của khu vực đập, các kênh của hệ thống thuỷ nông Đồng Cam.
Ông Nguyễn Minh Huệ - Chủ tịch Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam, cho biết: Sau chuyến đi này, ông Hervé Conan đã đề xuất AFD dự án để cải tạo, nâng cấp toàn bộ các công trình hạ tầng của hệ thống thuỷ nông Đồng Cam với tổng mức đầu tư ước tính 76 triệu EURO (khoảng 2.000 tỷ đồng). “Đây là tín hiệu vui để xây dựng, cải tạo lại công trình thuỷ nông có tuổi đời gần 100 năm ở Phú Yên. UBND tỉnh Phú Yên và công ty chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với AFD để triển khai dự án sớm nhất”, ông Huệ cho hay.
![]() |
Cây cối mọc um tùm phía Nam kênh chính Nam của hệ thống thủy nông Đồng Cam. Ảnh: Công Hoan |
Ngoài ra, Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam cũng đang tìm hướng đầu tư phát triển du lịch trên hệ thống đập Đồng Cam. Theo ông Nguyễn Minh Huệ, có một doanh nghiệp đã trình UBND tỉnh Phú Yên dự án phát triển khu nghỉ dưỡng, du lịch ngay gần khu vực vận hành đập Đồng Cam. “Đập Đồng Cam là một địa điểm du lịch văn hóa của Phú Yên. Đến với Đồng Cam, ta thấy được giá trị đích thực của cha ông trong quá trình khai sơn phá thạch, kiến tạo cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vẻ đẹp của thiên nhiên núi non sông nước gắn với công trình kỳ vĩ do con người tạo ra cũng đã tô điểm, tạo nên sức hấp dẫn của cảnh quan nơi đây và để lại ấn tượng mạnh mẽ đối với du khách thưởng ngoạn. Vì thế, việc xây dựng đập Đồng Cam thành điểm du lịch về lịch sử, văn hoá và tâm linh là điều rất đáng quan tâm”, ông Huệ nói.C.H
Ông Nguyễn Minh Huệ - Chủ tịch Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam, chia sẻ: “Mạch sống thủy nông Đồng Cam tiếp tục trải màu xanh cho đồng bằng Tuy Hòa, tạo những kỳ tích mới trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Chúng ta đã nối dài mạch sống Đồng Cam vượt ngoài thiết kế ban đầu, vươn xa đến các cánh đồng Nam huyện Tuy An”.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm mở ra triển vọng hợp tác hiệu quả, thực chất giữa Việt Nam và Kazakhstan, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, phát triển tại khu vực.
Hà Nội – Có 3 đoàn viên Công đoàn có hoàn cảnh khó khăn huyện Sóc Sơn được nhận hỗ trợ Mái ấm Công đoàn. Việc này càng ý nghĩa khi diễn ra vào Tháng Công nhân.
Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, trường đại học Xây dựng Hà Nội thay đổi cách tính điểm IELTS và SAT trong kỳ tuyển sinh năm 2025.
Ngày 2/5 - ngày thứ ba trong kỳ nghỉ lễ, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 60mm.
Bình Dương - Doanh nghiệp trong các khu công nghiệp vẫn đang nhận hồ sơ phỏng vấn tuyển dụng lao động sau kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5.
Từ nay đến ngày 14/5, mưa dông ở TPHCM có xu hướng xuất hiện nhiều và thường xuyên hơn. Cơ quan khí tượng dự báo gió mùa Tây Nam sẽ được thiết lập ở khu vực phía Nam. Đây là tín hiệu rõ rệt cho sự chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa ở Nam bộ (bao gồm TPHCM).
Bộ Chính trị yêu cầu kịp thời chi trả theo chế độ, chính sách về thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo quy định.
Sáng 3/5, hàng vạn người đổ về chùa Thanh Tâm (huyện Bình Chánh, TP.HCM) trong ngày đầu tiên xá lợi Phật – bảo vật quốc gia Ấn Độ – được mở cửa chiêm bái. Ghi nhận của PV Báo Điện tử VTC News, từ sáng sớm, chùa Thanh Tâm – nơi được chọn làm điểm tôn trí chính thức xá lợi Phật – đã kín đặc người. Dòng người trải dài từ cổng vào đến khu chính điện, tay chắp trước ngực, ánh mắt thành kính hướng về khám thờ xá lợi. Nhiều Phật tử lớn tuổi vượt quãng...
Trong tuần qua, TPHCM đã triển khai nhiều quyết định nhân sự quan trọng.